Trong thực tế, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là không thể tránh khỏi. Nhằm mục đích đảm bảo mức sống an sinh cho xã hội, người dân lao động, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ chế độ thương tật với đối tượng bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động được thẩm quyền giám định xác nhận. Vậy chế độ trợ cấp thương tật theo quy định pháp luật như thế nào? Mời quý đọc giả cùng Luật sư 247 theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ luật định về chế độ thương tật cũng như hướng dẫn thực hiện thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thương tật. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
- Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH
Thế nào là trợ cấp thương tật?
Trợ cấp thương tật là khoản trợ cấp cho người bị suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo quy định của pháp luật.
Trợ cấp thương tật thường là một nội dung cơ bản trong các quy định bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có nhiều công ước về vấn đề này như các công ước số 37 (năm 1933), số 128 (năm 1967)…
Ở Việt Nam, chế độ trợ cấp thương tật được quy định từ những năm 50 thế kỉ XX, gắn bó chặt chẽ với chế độ bảo hiểm xã hội. Trước đây, trợ cấp thương tật chỉ áp dụng đối với công nhân, viên chức nhà nước, nay được mở rộng cho mọi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, mất sức lao động vì bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều kiện hưởng chế độ thương tật
Trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, người lao động không tránh khỏi những tai nạn lao động. Nhưng không phải tai nạn lao động nào cũng được hưởng chế độ thương tật mà cần phải thuộc 1 trong các trường hợp theo luật định sau đây:
Theo quy định Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy doanh nghiệp cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên đoạn đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và cung đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Ngoài ra, không thanh toán các chế độ bảo hiểm cho người lao động trong các trường hợp:
– Do mâu thuẫn của chính mình với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
– Cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái quy định.
Chế độ trợ cấp thương tật theo quy định pháp luật
Trợ cấp thương tật là một trong những quyền hợp pháp của người lao động được Nhà nước hỗ trợ khi gặp rủi ro về tai nạn lao động. Vậy chế độ trợ cấp thương tật theo quy định pháp luật như sau:
Theo Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động được nhận các khoản trợ cấp khác nhau. Công thức tính của từng loại trợ cấp được xác định như sau:
Trợ cấp 1 lần
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30%)
Mức trợ cấp 1 lần | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động |
= | {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} | + | {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.
– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trợ cấp hàng tháng
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)
Mức trợ cấp hàng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động |
= | {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} | + | {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Trong đó:
– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.
– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
Trợ cấp phục vụ
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần)
Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng | = | Mức lương cơ sở |
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
(Áp dụng với người trở lại làm việc sau điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi)
Mức trợ cấp mỗi ngày | = | 30% | x | Mức lương cơ sở |
Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng.
Lưu ý:
Người lao động được nghỉ chế độ từ 05 – 10 ngày:
– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;
– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.
Trợ cấp phục vụ
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần)
Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = Mức lương cơ sở
Đây là khoản phụ cấp tăng thêm ngoài khoản trợ cấp hàng tháng nêu trên.
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Trong đó: Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc sau điều trị mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày:
– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;
– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
Thủ tục hưởng chế độ thương tật theo luật định
Đảm bảo xác định thương tật của người lao động, tùy vào mức độ thương tật mà người lao động sẽ hưởng mức chế độ khác nhau. Để hoàn tất được thủ tục, người sử dụng lao động và bản thân người lao động cần thực hiện hồ sơ giám định và cụ thể như sau:
Đối với giám định y khoa lần đầu
Hồ sơ khám giám định lần đầu được quy định tại Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cụ thể như sau:
“Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.”
Lệ phí: Mức lệ phí sẽ áp dụng theo quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa Phí khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa.
Đối với Giám định tái phát
Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định mà tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động và bản thân người lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến cơ quan BHXH cấp tỉnh để được xem xét, giải quyết. Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, thành phần hồ sơ trong trường hợp này được quy định như sau:
“Điều 6. Hồ sơ khám giám định lại do tái phát
1. Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.”
Chế độ trợ cấp thương tật theo quy định pháp luật
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chế độ trợ cấp thương tật theo quy định pháp luật” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp thửa quyền sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm xã hội có cần bằng cấp không?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023
- Người lao động có được đóng bù bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Câu hỏi thường gặp:
Sau khi giám định và xác định được tỷ lệ thương tật, cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động để chi trả các mức trợ cấp khác nhau:
Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Trợ cấp một lần như sau:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp hằng tháng trong trường hợp:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Trợ cấp phục vụ như sau:
“Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.”
Theo quy định tại điều 47 và điều 48 Luật BHXH năm 2014, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Ngoài mức trợ cấp theo quy định nêu trên, hằng tháng NLĐ còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH. Cụ thể, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng NLĐ điều trị xong, ra viện.
Tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
“Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”