Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023

14/07/2023
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023 như thế nào?
494
Views

Chào Luật sư, vợ tôi là giáo viên mầm non. Hiện tại vợ tôi đã mang thai và sắp sinh. Theo dự tính thì thời gian sinh con sẽ trùng vào thời gian nghỉ hè. Nếu vậy vợ tôi có được cộng thêm ngày nghỉ hay không? Vợ tôi vẫn chưa viết đơn xin nghỉ thai sản trùng hè. Không biết hiện nay nếu như muốn viết mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì và nội dung mẫu đơn này gồm những gì? Tôi có thể tải xuống mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023 ở đâu là chính xác và chuẩn nhất? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Về nội dung trên, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn nội dung như sau:

Điều kiện nghỉ chế độ thai sản của lao động nữ

Hiện nay để được hưởng chế độ thai sản thì trước hết người lao động nữ đó phải thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo luật quy định, được đóng bảo hiểm một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi xin phân tích điều kiện nghỉ chế độ thai sản của lao động nữ hiện nay như sau:

Điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

  • Thuộc một trong các đối tượng là lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, bao gồm: lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
  • Phải đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, không cần liên tục.

Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 06 tháng, nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Đối với lao động nữ sinh đôi trở lên, thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Ngoài chế độ khi sinh con, trong thời gian mang thai, lao động nữ còn được hưởng các chế độ thai sản khác bao gồm: chế độ khi khám thai, chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

Đối với trường hợp người lao động nữ đã đóng trên 12 tháng bảo hiểm xã hội, nếu như phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm ít nhất 03 tháng trong khoảng 12 tháng trước khi sinh con.

Đối với lao động nữ không đóng đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi thì được hưởng các chế độ khi khám thai, chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, mẹ chết sau khi sinh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Thời gian nghỉ hè của giáo viên hiện nay được quy định như thế nào?

Hiện nay có trường hợp là giáo viên nữ nghỉ sinh con trùng với thời gian nghỉ hè. Vậy Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè được quy định ra sao? Quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên hiện nay như sau:

Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT như sau:

2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);…

Thời gian nghỉ hè của giáo viên phổ thông được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT như sau:

4. Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 70 Luật Giáo dục, nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên, các giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2017/TT-BLDTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:

2. Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 08 tuần,… bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:

a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm,…”

Cũng căn cứ vào Điều 113, Điều 114, Bộ luật Lao động năm 2019 về nghỉ hằng năm như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Như vậy, thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non là 8 tuần, thời gian nghỉ hè của giáo viên phổ thông (từ tiểu học đến trung học phổ thông) là 2 tháng, trong đó bao gồm cả ngày nghỉ hằng năm.

Chế độ thai sản của giáo viên khi có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè

Khi giáo viên nữ có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì họ cần làm Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè. Và chế độ thai sản của giáo viên khi có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè hiện nay được quy định như sau:


Căn cứ Mục 3 Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB, trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được giải quyết như sau:

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.

Theo quy định này, có thể hiểu rằng, khi giáo viên nữ có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè, thì sẽ không được giải quyết nghỉ bù thời gian nghỉ hè mà sẽ chỉ được bố trí sắp sếp nghỉ theo diện nghỉ phép hàng năm (thời gian nghỉ từ 12-14 ngày tùy thuộc vào thời gian công tác của từng đối tượng theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2019).

Khác với chế độ dành cho giáo viên bình thường, giáo viên nữ có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì thời gian nghỉ hè sẽ được coi là thời gian nghỉ chế độ thai sản của giáo viên đó.

Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian nghỉ hè của giáo viên nữ chỉ được hưởng trợ cấp thai sản, không được hưởng tiền lương thời gian hè. Thời gian hè đó giao viên sẽ được nghỉ bù bằng thời gian nghỉ phép hàng năm theo quy định của bộ luật lao động.

Căn cứ tại Thông tư 141/2011/TT-BTC, việc chi trả cho những ngày nghỉ hằng năm chưa được hưởng lương của người lao động được quy định như sau:

Điều 5. Chế độ chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.

Điều kiện, chứng từ thanh toán:
…b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:

Có đơn xin nghỉ phép nhưng được Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ, công chức làm việc xác nhận do yêu cầu công việc nên không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép năm hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm….

Mức thanh toán và cách thức chi trả:
…b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:

– Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm.

– Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.

– Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp giáo viên nữ làm đơn xin nghỉ phép (trước hoặc sau thời gian nghỉ thai sản) mà cơ sở giáo dục nơi người đó làm việc không thể sắp xếp được thời gian được thời gian nghỉ cho giáo viên đó, thì căn cứ vào nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của người lao động, Hiệu trưởng quyết định chi trả tiền hỗ trợ cho những ngày giáo viên nữ nghỉ thai sản đó chưa nghỉ.

Mức chi hỗ trợ trên được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường, nhưng mức chi tối đa không được quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hằng năm.

Như vậy, thời gian nghỉ bù trong trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè có thể giải quyết theo hai hướng như sau:

  • Làm đơn gửi Hiệu trưởng nơi giáo viên đó làm việc để được bố trí, sắp xếp thời gian nghỉ phép hằng năm bù cho khoảng thời gian bị trùng.
  • Nếu như Hiệu trưởng nơi giáo viên làm việc không thể bố trí thời gian nghỉ hợp lý thì giáo viên đó được hỗ trợ tiền bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023 như thế nào?

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023 là mẫu đơn của giáo viên gửi đến ban giám hiệu nhà trường để xin nghỉ hưởng chế độ thai sản. Cụ thể mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè sẽ gồm có những nội dung sau đây. Bạn đọc có thể tải xuống Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023 ngay bên dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-***———-

ĐƠN XIN NGHỈ CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:  Ban Giám hiệu trường ………

Tên tôi là: ………………….

Sinh ngày: …./……/……

Chức vụ: Giáo viên

Tổ: ……..

Đơn vị công tác: Trường …….., huyện……, tỉnh……..

Nay tôi viết đơn này với nguyện vọng và lí do như sau:

Hiện nay tôi đang mang thai gần đến ngày sinh nhưng do điều kiện sức khỏe của bản thân không thể tiếp tục thực hiện được công việc. Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép Ban Giám hiệu trường ……….cho tôi được nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày ……./……/…… đến ngày ……../……../……..

Khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tôi sẽ bàn giao công việc theo sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường.

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi hứa sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của ngành và của nhà trường.

Kính mong Ban Giám hiệu nhà trường xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…………, ngày ….. tháng …. năm……

Ý kiến của Ban giám hiệuNgười làm đơn
Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [11.68 KB]

Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè

Để mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè được đầy đủ và đúng quy định, tránh mất thời gian để chỉnh sửa lại. Chúng tôi xin được hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè như sau:

Căn cứ tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối tượng áp dụng chế độ thai sản bao gồm cán bộ, công chức, viên chức.

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ mang thai

+ Lao động nữ sinh con

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản

+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Người lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023 như thế nào?

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè 2023 như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chi phí làm sổ đỏ… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nghỉ thai sản của giáo viên là mấy tháng?

Khi nghỉ thai sản không trùng với thời gian nghỉ hè thì chế độ nghỉ thai sản giống như người lao động thông thường, theo quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?

– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Trợ cấp một lần = mức lương cơ sở x 2
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng.
– Nếu giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè và không được sắp xếp nghỉ bù thì sẽ được chi trả thêm tiền những ngày không được nghỉ bù.

Tiền hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào?

Giáo viên sẽ được hưởng trợ cấp 6 tháng khi sinh, theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng như sau:
Mức hưởng hàng tháng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trong trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.