Thân nhân hưởng chế độ tai nạn chết người như thế nào?

18/07/2023
Thân nhân hưởng chế độ tai nạn chết người như thế nào?
296
Views

Chào Luật sư, anh tôi là thợ xây dựng tham gia dự án xây chung cư. Không may, cách đây một tuần anh tôi trong thời gian làm việc bị tai nạn lao động rất nặng và khi đến bệnh viện đã qua đời. Sự mất mát của anh tôi là nỗi buồn to lớn đối với gia đình chúng tôi. Sau khi lo toan mọi việc, tôi thắc mắc về rủi ro tai nạn lao động của anh tôi, vì anh tôi là nguồn thu nhập chính trong gia đình nay anh qua đời thì gia đình chúng tôi có được bồi thường gì không theo quy định pháp luật ạ? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!
Chào bạn, với trường hợp của anh bạn và gia đình bạn sẽ được Luật sư 247 chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây để làm sáng tỏ vấn đề thân nhân hưởng chế độ tai nạn chết người như thế nào? Cũng như Nhà nước có chính sách xử phạt ra sao đối với trường hợp người sử dụng lao động xâm phạm chế độ hưởng trợ cấp tai nạn lao động? Mời bạn đón xem ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Căn cứ xác định là tai nạn lao động

Những rủi ro về tai nạn lao động là điều không tránh khỏi trong đời sống thực tiễn, và tai nạn lao động như thế nào được xem là căn cứ pháp lý để xác định người lao động bị tan nạn do lao động gây ra?

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thuộc một trong các trường hợp sau đây và được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp có thẩm quyền hoặc Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động kết luận thì được hưởng chế độ tai nạn lao động:

  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trách nhiệm doanh nghiệp khi người lao động chết do tai nạn lao động trong lúc làm việc

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là vấn đề không ai muốn xảy ra, nhưng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì khi xảy ra trường hợp tai nạn lao động nói chung, doanh nghiệp bắt buộc phải có trách nhiệm, nghĩa vụ xử lý, hỗ trợ như sau:

Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Theo đó, trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động trong lúc làm việc thì người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định nêu trên.

Thân nhân hưởng chế độ tai nạn chết người như thế nào?

Trong trường hợp tai nạn lao động chết người, thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra xác định chính xác đó có là tai nạn lao động chết người hay không. Khi Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh kết luận là tai nạn lao động chết người thì thân nhân của họ được hưởng những chế độ sau đây:

Từ doanh nghiệp

– Bồi thường cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của NLĐ này gây ra với mức ít nhất 30 tháng tiền lương.

– Trợ cấp cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động mà do lỗi của chính NLĐ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương (40% của 30 tháng tiền lương).

Trợ cấp tai nạn lao động của BHXH

Thân nhân NLĐ được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • NLĐ đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Trợ cấp mai táng

Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ bị chết.

Trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần

  • Thân nhân của NLĐ bị chết do tai nạn lao động đáp ứng đủ điều kiện luật định được hưởng tiền tuất hằng tháng: 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
  • Nếu không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định hoặc thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: mức trợ cấp tuất một lần tính theo số năm đã đóng BHXH nhưng không thấp hơn 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp trả cho NLĐ bị chết do tai nạn lao động là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, người lao động bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân của người lao động sẽ nhận được các khoản chi trả từ người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động không bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động

Đối với hành vi người sử dụng lao động cố ý xâm phạm đến chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thì sẽ chịu trách nhiệm trước quy định pháp luật với các mức xử phạt nghiêm minh như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 23. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không kịp thời sơ cứu hoặc cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động;
b) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả hoặc những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế;
c) Không tạm ứng chi phí sơ cứu, chi phí cấp cứu hoặc không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế;
d) Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Không trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.”

Ngoài ra căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Theo đó người sử dụng lao động khi không thực hiện hoặc thực hiện không đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn việc bồi thường hoặc chế độ trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đối với cá nhân, đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thân nhân hưởng chế độ tai nạn chết người như thế nào?

Thân nhân hưởng chế độ tai nạn chết người như thế nào?

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thân nhân hưởng chế độ tai nạn chết người như thế nào? Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ tư vấn pháp lý đến lệ phí làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào người lao động được bồi thường tai nạn lao động?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Các trường hợp được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).”
Theo đó tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).”
Như vậy theo quy định trên bạn được bồi thường tai nạn lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Báo cáo tai nạn lao động sai sự thật có thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm?

Tại Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
– Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
– Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
– Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
– Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
– Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi báo cáo tai nạn lao động sai sự thật của doanh nghiệp thuộc một trong những hành vi bị cấm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.