Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên năm 2022

28/06/2022
chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên
643
Views

Hiện nay, phần lớn giáo viên ở Việt Nam ta là nữ giới. Đối với những người lao động này, họ đặc biệt quan tâm tới chế độ nghỉ dưỡng sức của mình bởi sẽ có thời gian họ nghỉ làm để sinh và chăm con. Vậy, chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu với bài viết sau đây!

Căn cứ pháp lý:

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là gì?

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là chế độ mà Nhà nước dành riêng cho những người phụ nữ đang mamg thai và sinh con. Chế độ này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người mẹ. Theo đó, chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh có thể hiểu là chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi người lao động nữ nghỉ chế độ thai sản nhưng cảm thấy sức khỏe chưa được hồi phục.

Hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh của giáo viên cần những điều kiện gì?

Giáo viên hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh nếu thuộc những trường hợp đáp ứng những điều kiện chung về lao động nữ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định tương đối rõ về những trường hợp này, theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật này:

“Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày”

Bên cạnh đó, để được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, giáo viên nữ còn cần đáp ứng điều kiện về tiêu chí nghỉ việc quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe”

Quy định pháp luật về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên được quy định rõ ràng tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, khoản 1 Điều 41 Luạt này quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Bên cạnh đó, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của giáo viên là thai sản sẽ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Tuy nhiên, đối với giáo viên, người làm giáo viên sẽ có thời gian nghỉ hè. Vậy nên, trong trường hợp thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh giáo viên nữ sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh của giáo viên mà sẽ hưởng lương và các khoản phụ cấp khác nếu có.

chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên
chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên

Quy định pháp luật về mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên

Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định chi tiết về mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên tại khoản 3 Điều 41. Theo đó, mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:

  • Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở

Theo quy định trên, có thể hiểu mức hưởng dưỡng sức không phụ thuộc vào mức lương làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng của bạn mà được tính theo lương cơ sở. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-Cp, mức lương cơ sở theo quy định hiện hành là: 1.490.000 đồng

Vậy, mức hưởng trợ chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên một ngày bằng: 30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng.

Quy định pháp luật về thủ tục hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh

Cách 1: Người sử dụng lao động nộp danh sách những người hưởng dưỡng sức sau sinh lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Theo quy định pháp luật hiện hành, đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động sẽ lập danh sách những người hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh theo mẫu 01B-HSB được ban hành kèm theo quyết định số: 166/QĐ-BHXH. Việc lập hồ sơ, danh sách và nộp hồ sơ phải được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Người sử dụng lao động tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong vòng 6 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, danh sách từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.

Cách 2:Người lao động viết Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh

Hiện nay để thuận lợi và cho người lao động chủ động hơn, nhiều doanh nghiệp hiện cho người lao động sử dụng Đơn xin dưỡng sức sau sinh để nộp cho người sử dụng lao động, từ đó giúp người sử dụng lao động dễ dàng hơn trong việc lập danh sách đề nghị hưởng dưỡng sức sau sinh để gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Bạn đọc có thể Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh như sau:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Trong đó, đơn phải điền đầy đủ các thông tin như nơi nhận là cơ quan nào trong doanh nghiệp (Đa số là phòng hành chính nhân sự), thông tin về người lao động như địa chỉ, chức vụ hiện tại, nơi người lao động làm việc, thông tin về việc sinh con (sinh còn lần máy, sinh bằng phương thức nào)

Mẫu danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản

Mẫu danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ thai sản thực chất chính là mẫu 01B-HSB được ban hành kèm theo quyết định số 166/QĐ-BHXH. Bạn đọc quan tâm có thể tải về theo mẫu sau đây:

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm ngừng kinh doanh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu sau khoảng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, giáo viên không quay trở lại làm việc thì sẽ không đủ điều kiện để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định.

Cách tính tiền dưỡng sức sau phẫu thuật?

Theo quy định hiện hành, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau được quy định theo ngày. Mức hưởng mỗi ngày sẽ bằng 30% mức lượng cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng. Vậy mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính là: 30% x Lương cơ sở x số ngày nghỉ

Nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính thứ 7, chủ nhật không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, thời gian nghỉ dưỡng sức của lao động nữ được tính cả ngày nghỉ tuần (thứ 7, chủ nhật) và được tính hưởng theo đúng quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.