Chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động

02/01/2022
Chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động
1084
Views

Chào luật sư! Tôi biết rằng những người làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại có nhiều chế độ ưu tiên ví dụ như phụ cấp độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật;… điều đó cũng là hợp lý vì nó phù hợp với công sức mà họ bỏ ra. Vậy nếu nói chung thì chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động nói chung; làm việc trong điều kiện bình thường là gì? Bao gồm các chế độ nào? Rất mong được luật sư tư vấn vì chăm sóc sức khỏe người lao động là 1 vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013)

Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH

Nội dung tư vấn

Pháp luật đã có quy định về quản lý sức khỏe người lao động. Theo đó; Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động; hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết. Hằng năm; báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền. Đây là một quy định rất hợp lý, tiến bộ nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động.

Chế độ bảo hộ, chăm sóc sức khỏe người lao động

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Chế độ khám sức khỏe định kỳ

Chế độ bảo hộ và chăm sóc sức khỏe đầu tiên mà người lao động nhận được chính là chế độ khám sức khỏe định kỳ.

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động; hằng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
  • Còn đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hay người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên; người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
  • Riêng đối với lao động nữ; phải được khám chuyên khoa phụ sản; người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Theo quy định thì người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề; công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động. Chính vì vậy; người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề; công việc nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe; tiếp tục trở lại làm việc; trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Chế độ điều trị bệnh nghề nghiệp

Khi phát hiện người lao động (đã được khám sức khỏe) bị mắc các bệnh nghề nghiệp; thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh; chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật; để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Các chi phí cho hoạt động khám sức khỏe; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả; được hạch toán vào chi phí; được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

Trong chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động thì người lao động còn được trang bị những phương tiện bảo vệ cá nhân. Cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ; kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • Đúng chủng loại; đúng đối tượng; đủ số lượng; bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
  • Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
  • Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng; tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc; nhiễm trùng, nhiễm xạ.

Chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Chế độ chăm sóc sức khỏe chung

Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề; công việc. Danh mục nghề, nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư số 20/2016/TT-BLĐTBXH.

Ngoài việc được hưởng các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động nói chung như khám định kỳ; khám và điều trị bệnh nghề nghiệp; thì người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm còn được hưởng các chế độ khác như sau:

Chế độ chăm sóc sức khỏe riêng

Đảm bảo thời giờ làm việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thời giờ làm việc đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật; chủ yếu là các thực phẩm bồi bổ sức khỏe như thịt; trứng; sữa;…

Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:

  • Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;
  • Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;
  • Thực hiện trong ca, ngày làm việc; trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.

Chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Hằng năm; khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm và người lao động có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; không chỉ những người lao động trong môi trường nặng nhọc; độc hại; nguy hiểm mới được quan tâm sức khỏe mà tất cả người lao động nói chung đều được hưởng chế độ bảo hộ và chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp luật. Nổi bật nhất là các chế độ khám sức khỏe định kỳ; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; điều trị bệnh nghề nghề nghiệp;…

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chế độ bảo hộ, chăm sóc sức khỏe người lao động là gì?

Có thể hiểu chế độ bảo hộ; chăm sóc sức khỏe người lao động là các chính sách pháp luật quy định người lao động được hưởng trong khoảng thời gian lao động; ví dụ như: chế độ khám sức khỏe định kỳ; khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật;…

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm là gì?

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động; nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần; thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm; độc hại; và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.

Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động trong giờ làm việc là bao nhiêu?

Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục ; làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này ; người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.