Chế độ bảo hiểm y tế khi chết như thế nào?

26/06/2023
Chế độ bảo hiểm y tế khi chết hiện nay như thế nào?
210
Views

Một loại hình bảo hiểm bắt buộc ở nước ta hiện nay đó chính là bảo hiểm y tế, việc pháp luật quy định đây là một loại hình bảo hiểm bắt buộc với ý nghĩa mang lại công bằng về sức khỏe cho mọi người, đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội khám chữa bệnh tốt nhất, giúp người dân giảm bớt những gánh nặng về mặt tài chính khi gặp rủi ro về sức khỏe. Thông thường, mọi người sẽ thường biết đến chế độ bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh, vậy chế độ bảo hiểm y tế khi chết hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014

Bảo hiểm y tế là gì?

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về Bảo hiểm y tế.

Thứ nhất, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không nhằm mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia.

Thứ hai, bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.

Theo quy định tại khoản 1.2 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Các cơ quan có trách nhiệm như thế nào trong lĩnh vực bảo hiểm y tế?

Việc tham gia bảo hiểm y tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, việc tham gia chế độ này sẽ giúp chi trả một phần hay toàn bộ chi phí cho đối tượng tham gia khi họ khám chữa bệnh hay điều trị, ốm đau khi không may xảy ra tai nạn, giúp giảm bớt một phần gánh nặng kinh tế. Vậy trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, pháp luật quy định các cơ quan có chức năng ra sao?

Căn cứ Điều 6; Điều 7; Điều 8 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định trách nhiệm của các cơ quan như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:

– Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;

– Xây dựng chiến lược,kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;

– Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

– Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;

– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;

Chế độ bảo hiểm y tế khi chết hiện nay như thế nào?

– Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;

– Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;

– Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;

– Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.

– Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả

Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Tài chính về bảo hiểm y tế

– Phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật về tài chính liên quan đến bảo hiểm y tế.

– Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế.

Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;

+ Bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật này;

+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế.

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng bộ máy, nguồn lực để thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật này

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn cho các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này; Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.

Chế độ bảo hiểm y tế khi chết hiện nay như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành phạm vi mà quỹ bảo hiểm y tế bao gồm chi trả là chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỵ, sinh con, vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên cho một số đối tượng nhất định trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. Và điều đó có nghĩa bảo hiểm y tế không bao gồm việc chi phí chi trả cho bệnh nhân bị tử vong vì bất kỳ lí do nào.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH về việc hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế như sau:

y

“1. Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:

1.1. Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT);

1.2. Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;

1.3. Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

2. Số tiền hoàn trả: Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:

2.1. Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều này.

2.2. Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều này.

2.3. Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, mặc dù người chết không được hưởng các chế độ nào của bảo hiểm y tế. Tuy nhiên theo quy định này, người tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ và hộ gia đình sẽ được hoàn trả lại tiền đóng bảo hiểm y tế khi thuộc trường hợp chết khi thẻ bảo hiểm y tế chưa có giá trị sử dụng. Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng bảo hiểm y tế và thời gian bạn đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng.

Lưu ý: Giám định pháp y không thuộc trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chế độ bảo hiểm y tế khi chết hiện nay như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn pháp lý về đất ao chuyển sang đất thổ cư, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện online như thế nào?

Việc đăng ký mua bảo hiểm y tế online giúp người dân chủ động hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức chỉ với một thiết bị có kết nối internet và một tài khoản trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc Gia theo đường link: https://www.dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Tiếp theo bạn nhấn vào mục Đăng ký trên góc phải giao diện Web (nếu chưa có tài khoản) hoặc nhấn vào Đăng nhập (nếu có).
Bước 3: Sau khi nhấn Đăng ký bạn sẽ được chuyển qua giao diện chọn lựa phương thức đăng ký.
Bước 4: Sau đó bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin.
Bước 5: Tiến hành cài đặt mật khẩu để có thể đăng nhập và theo dõi thông tin bảo hiểm y tế của mình.

Thực hiện gia hạn thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương đương với số tiền đóng BHYT, trường hợp chậm đóng thẻ BHYT từ 30 ngày trở lên thì thẻ sẽ hết hạn.
Kể từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế đang dùng hết hạn; trong vòng 10 ngày, người tham gia bảo hiểm y tế phải tiến hành làm thủ tục gia hạn thẻ BHYT để nhận được những ưu đãi dành cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ đủ 05 năm trở lên.

Mức đóng BHYT 5 năm tự nguyện theo hộ gia đình hiện nay là bao nhiêu?

Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.