Tiêu cực trong các kỳ thi viên chức thì là vấn đề quá rõ rùi. Điều quan trọng nhất là làm sao tổ chức được một kì thi công bằng, khách quan như các kì thi đại học. Nếu làm được điều đó thì làm gì có chuyện chỉ có 30% làm được việc. Nhưng hiện tại thì nếu đi thi viên chức mà “tay không bắt giặc” thì khác nào lấy trứng chọi đá, thi làm gì cho mất thời gian. Vấn đề chạy tiền thi công chức nó còn tồn tại ở rất nhiều địa phương. Vậy với hành vi chạy tiền thi công chức bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luât sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Người nào có hành vi chạy tiền thi công chức có thể phạm tội nhận hối lộ được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội nhận hối lộ là gì?
Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015; nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian nhận;; hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng gây nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Theo Bộ Luật hình sự, Tội nhận hối lộ thuộc một trong những tội phạm về chức vụ.
Tội nhận hối lộ bị xử phạt thế nào?
Theo điều 354, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội nhận hối lộ như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này; mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d)Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Như vậy, đối với tội nhận hối lộ thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Dấu hiệu pháp lý của tội nhận hối lộ
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm: Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Mặt khách quan của tội phạm
Được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
a. Thủ đoạn phạm tội
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.
– Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 02 hành vi:
a.1 Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian
a.2 Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa
Nếu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích; hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận của hối lộ; thì phải thỏa mãn điều kiện là có sự thỏa thuận trước mới cấu thành tội nhận hối lộ.
Nếu người phạm tội làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình; vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa mà cấu thành một tội độc lập; thì ngoài tội nhận hối lộ họ còn bị truy tố thêm tội đã cấu thành.
b. Phương tiện phạm tội:
Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm lợi ích phi vật chất vào cấu thành định tội danh này; xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm nhận hối lộ và hối lộ.
Tội này hoàn thành một trong hai thời điểm: Nếu chủ động đòi hối lộ thì hoàn thành từ thời điểm đòi. Nếu không đòi hối lộ thì hoàn thành từ thời điểm nhận hối lộ.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm: là người có chức vụ quyền hạn ở khu vục Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Chạy tiền thi công chức bị xử lý như thế nào?
Nếu người nhận tiền không trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thi được vào biên chế; mà đưa tiền cho người khác để người đó làm công việc đem lại lợi ích cho mình; thì người khác sẽ phạm tội nhận hối lộ, người giáo viên công chức trực tiếp nhận tiền có thể sẽ phạm tội làm môi giới hối lộ; người chạy tiền cũng có thể sẽ bị truy cứu về tội đưa hối lội. Tội đưa hối lộ và tội làm mội giới hối theo quy định Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Tội đưa hối lộ?
Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;b) Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Phạt tù 12 năm đến 20 năm.
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công; người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác; thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác; thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Tội làm môi giới hối lộ?
Tội đưa hối lộ là hành vi cố ý của một người đưa tài sản; hoặc lợi ích vật chất dưới một hình thức bất kì-một cách bất chính; cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một yêu cầu của người đưa hối lộ.
Tội môi giới hối lộ là hành vi cố ý làm trung gian; làm cầu nối giữa người nhận và người đưa hối lộ để đạt được thỏa thuận về việc người nhận hối lộ sẽ làm; hoặc không làm một yêu cầu của người đưa hối lộ để đổi lấy tài sản; hoặc một lợi ích vật chất.
Tội làm môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào?
Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng; hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần; thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ?
- Nhận hối lộ, môi giới hối lộ có thể bị tử hình theo quy định
- Công chức viên chức sử dụng văn bằng giả bị xử phạt ra sao?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về hành vi “Chạy tiền thi công chức bị xử lý như thế nào”. Hỵ vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện công việc và nhận lại 1 khoản tiền. Do đó, hành vi này có dấu hiệu của tội nhận hối lộ. Tuy đã trả lại tiền nhưng hành vi trên vẫn có thể bị xử lý hình sự.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, các cán bộ y tế đã nhận tiền; hoặc lợi ích vật chất khác của các hãng dược để làm những việc theo yêu cầu của hãng và vì lợi ích của hãng. Về phía các hãng dược đã dùng tiền; hoặc lợi ích vật chất khác để “khiển” các cán bộ đó làm những việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. Về mặt pháp luật hình sự, hành vi đưa-nhận hoa hồng đã có dấu hiệu của tội đưa-nhận hối lộ.