Cắt, xé, đốt,… tiền có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không

27/12/2021
Cắt, xé, đốt,... tiền có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không
3407
Views

Cắt, xé, đốt,… tiền theo chế tài xử phạt vi phạm hành chính có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng…

Có nhiều người có suy nghĩ rằng: Tiền là tài sản do họ lao động và kiếm được. Tiền thuộc sở hữu của họ; nên việc có hành vi như cắt, xé, đốt,… đối với loại tài sản này cũng không vi phạm pháp luật. Vậy liệu suy nghĩ này có đúng không? Cắt, xé, đốt,… tiền có vi phạm pháp luật không? Nếu các hành vi này vi phạm pháp luật thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề: Cắt, xé, đốt,… tiền có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

Cơ sở pháp lý

  • Quyết định 130/2003/QĐ-TTg

Nội dung tư vấn

Tiền là gì?

Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Cắt, xé, đốt,… tiền có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

Vậy tiền là tài sản. Mặc khác, chủ sở hữu có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

Tuy nhiên, tiền là phương tiện lưu thông, trung gian thanh toán. Tiền do chủ thể đặc biệt Ngân hàng Nhà nước phát hành. Do đó, tiền là tài sản đặc biệt và quyền định đoạt với loại tài sản này bị hạn chế. Pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra các quy định nhất định đối với loại tài sản đặc biệt này. Cụ thể: 

Theo Điều 23 Luật Ngân hàng năm 2010 quy định các hành vi bị cấm, như sau:

Các hành vi bị cấm:

1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.

3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam quy định những hành vi bị nghiêm cấm:

1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.

2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy theo các quy định của pháp luật nêu trên có thể hiểu cắt, xe, đốt,… tiền đều là hành vi hủy hoại tiền Việt Nam. Tất cả các hành vi này đều là hành vi trái với quy định của pháp luật. 

Cắt, xé, đốt,… tiền bị xử phạt như thế nào?

Bị xử phạt vi phạm hành chính

Cắt, xé, đốt,… tiền theo chế tài xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Cụ thể: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật…. Ngoài ra có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm theo khoản 5 điều này.

Theo quy định của pháp luật nêu trên thì mức xử phạt đối với hành vi cắt, xé, đốt,… tiền là phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 15.000.000 đồng. Đồng thời cạnh bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện đã thực hiện cắt, xé, đốt,… tiền.

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, hành vi cắt, xé, đốt,… tiền áp vào một số trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Như vậy, với hành vi cắt, xé, đốt,… tiền của người khác là hành vi phạm tội lần đầu, với tính chất và mức độ nhẹ thì có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Tuy nhiên nếu đó là hành vi tái phạm, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, tiền là di vật, cổ vật,… của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt không chỉ dừng lại ở phạt tiền mà chuyển sang phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tuy nhiên tiền bị rách, cháy, hỏng có thể đổi được; nhưng chỉ trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc có thể thích: MUA BÁN TIỀN GIẢ CÓ VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KHÔNG

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Cắt, xé, đốt,… tiền có bị xử phạt theo quy định của pháp luật không?

Để giải đáp thắc mắc, nhận thêm thông tin và nhận thêm sự tư vấn hoặc dịch vụ pháp lý từ luật sư: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,…. hãy liên hệ hotline 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

In hình tiền Việt Nam lên bao lì xì có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ tiền Việt Nam, hành vi sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước là hành vi bị nghiêm cấm.
Như vậy, sao chụp hình tờ tiền Việt Nam để in bao lì xì, hay ốp điện thoại, áo, ví, áo,.. mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thì đều là hành vi vi phạm pháp luật; bị nghiêm cấm. 

Bán bao lì xì in hình tiền Việt Nam bị xử phạt như thế nào?

Bao lì xì in hình tiền Việt Nam là hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam. Do đó, bao lì xì in hình tiền Việt Nam thuộc vào danh mục hàng cấm.
Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị của hàng cấm. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Comments are closed.