Từ năm 2023, mức đóng bảo hiểm xã hội và quy định về bảo hiểm xã hội có sự thay đổi lớn đặc biệt là đối với nhóm cán bộ không chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn. Đây là nhóm lao động nhà nước, được phân công đảm nhận nhiều công việc khác nhau và không tập trung vào một lĩnh vực bất kỳ nào. Chính vì đặc điểm này mà khối lượng và thời gian làm việc của cán bộ không chuyên trách khác với các cán bộ địa phương khác. Vậy quy định về bảo hiểm xã hội với nhóm đối tượng này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Cán bộ không chuyên trách đóng BHXH như thế nào?” dưới đây của Luật sư 247 để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Quy định thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Không phải tất cả mọi người đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ chỉ dành cho nhóm người lao động tham gia làm việc tại các doanh nghiệp và người làm việc trong nhà nước như cán bộ, công chức. Song song với cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn thì cán bộ không chuyên trách cũng đóng góp một phần không nhỏ trong hệ thống quản lý của nhà nước ta. Tuy nhiên, chế độ của người hoạt động không chuyên trách này lại không thực sự cao.
Trước đây, tại Khoản 2, Điều 15, Nghị định 92/2009/NĐ-CP ban hành ngày 22/10/2009 thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Cùng với mức hỗ trợ lương còn hạn chế trong khi mức giá tiêu dùng ngày càng tăng, khiến cho cuộc sống của nhiều cán bộ gặp khó khăn.
Để giải quyết những khó khăn và đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhóm đối tượng này Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, sửa đổi Khoản 2, Điều 15, Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Cụ thể những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Quy định tại Khoản 7, Điều 2, Luật sửa đổi) chính thức có hiệu lực từ ngày 25/6/2019.
Cán bộ không chuyên trách đóng BHXH như thế nào?
Cán bộ không chuyên trách đóng BHXH như thế nào? Mặc dù thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên chế độ BHXH cho người hoạt động không chuyên trách lại có phần khác biệt so với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác. Vì đặc tính công và khối lượng công việc của cán bộ không chuyên trách khác với cán bộ cấp xã phường.
Chế độ BHXH người hoạt động không chuyên trách được hưởng:
Cụ thể người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn hàng tháng hằng tháng chỉ đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. Năm 2021 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, tương đương với mức đóng 119.200 đồng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mặt khác, căn cứ theo Điều 24 và Điều 30, Điều 42, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng được hưởng chế độ BHXH, người hoạt động không chuyên trách tại các xã, phường thị trấn sẽ chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất không được hưởng chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn – bệnh nghề nghiệp.
Mức lương của người làm công tác không chuyên trách
Người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm y tế.
Theo đó, phụ cấp này được hưởng theo hình thức khoán quỹ, trong đó bao gồm cả hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế và việc chi trả được thực hiện hàng tháng theo phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là đơn vị hành chính cấp xã)
Theo Khoản 9, Điều 2 và Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 38/2019/NĐ-CP ban hành ngày 9/5/2019 quy định mức lương cơ sở dùng để tính lương cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 2, Nghị định 34/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Điều 14, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP), người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ BHXH và chế độ bảo hiểm y tế. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ BHXH và BHYT để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở vẫn được giữ nguyên cho đến năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng. Theo đó mức khoán quỹ phụ cấp và tổng quỹ phụ cấp được khoán năm 2021 như sau:
Phân loại xã | Số người hoạt động không chuyên trách | Mức khoán quỹ phụ cấp | Tổng quỹ phụ cấp được khoán năm 2021 |
Loại 1 | Tối đa 14 người | 16 lần mức lương cơ sở | 23.840.000 đồng/tháng |
Loại 2 | Tối đa 12 người | 13,7 lần mức lương cơ sở | 20.413.000 đồng/tháng |
Loại 3 | Tối đa 10 người | 11,4 lần mức lương cơ sở | 16.986.000 đồng/tháng |
Căn cứ theo quỹ phụ cấp quy định tại bảng nêu trên, căn cứ vào yêu cầu quản lý, đặc thù của từng cấp xã, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
Đối với đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp theo bảng sau đây:
Khu vực | Tổng mức khoán | Mức phụ cấp được khoán năm 2021 |
Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên. | 05 lần mức lương cơ sở | 7.450.000 (đồng/tháng) |
Thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự. | 05 lần mức lương cơ sở | 7.450.000 (đồng/tháng) |
Thôn thuộc xã biên giới hoặc hải đảo. | 05 lần mức lương cơ sở | 7.450.000 (đồng/tháng) |
Các thôn còn lại. | 03 lần mức lương cơ sở | 4.470.000 (đồng/tháng) |
Lưu ý: đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp theo nguyên tắc như sau:
- Hàng tháng, không quá 03 người được hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước.
- Mức hưởng lương chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận.
Đối với người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 03 chức danh nêu trên được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ các quỹ như: đoàn phí, hội phí khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).
Mức lương hưu của cán bộ không chuyên trách
Lương hưu – chế độ hưu trí – là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Bạn sẽ được hưởng lương hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Mức hưởng lương hưu của người hoạt động không chuyên trách được tính theo mức hưởng lương hưu quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể mức hưởng được tính như sau:
- Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
- Mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75%.
Lưu ý: Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
Như vậy, chế độ BHXH cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường thị trấn ở thời điểm hiện tại đã được nâng cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luatsu247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Cán bộ không chuyên trách đóng BHXH như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo làm sổ đỏ nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 85, khoản 3 Điều 86 Luật BHXH năm
2014; khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm
2014, khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật
BHYT, mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng bằng 22% mức lương cơ sở vào
quỹ hưu trí và tử tuất, trong đó: người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động
đóng 14%; mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó:
Ủy ban nhân dân xã đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.
Đề nghị Ông/Bà đối chiếu quy định nêu trên để yêu cầu Ủy ban nhân dân
cấp xã đóng BHXH, BHYT cho Ông/Bà theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
…
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
…
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
…
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
…
Bên cạnh đó, tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
…
Theo quy định trên thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và người sử dụng người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (đối tượng này chỉ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất).
Trong đó, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn sẽ đóng 8%, và phía người sử dụng lao động sẽ đóng 14% mức lương cơ sở vào bảo hiểm xã hội hàng tháng.