Cán bộ, công chức ngoại tình có phải vi phạm pháp luật không?

17/10/2021
ngoại tình có phải vi phạm pháp luật
807
Views

Pháp luật nước ta chỉ cho phép hôn nhân một vợ một chồng; vợ chồng chung thủy cùng xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, vẫn còn tồn tại hiện tượng một người đã có vợ/chồng lại chung sống như vợ/chồng với một người khác. Hành vi này là trái với quy định của pháp luật và còn trái với cả đạo đức lối sống. Vậy trường hợp người có hành vi ngoại tình là cán bộ công chức bị xử lý thế nào? Hãy cùng với chúng tôi làm rõ cán bộ, công chức ngoại tình có phải vi phạm pháp luật không? Qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Các hành vi bị cấm theo luật hôn nhân và gia đình

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân như sau:

Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

Là những hành vi lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Hay lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản; vi phạm chính sách, pháp luật về dân số; hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

Những hành vi đó cụ thể như sau:

  • Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên; hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.
  • Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn  trái với ý muốn của họ.
  • Lừa dối kết hôn là hành vi đưa thông tin không đúng sự thật; vì những thông tin đó mà người khác đồng ý kết hôn.
  • Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi; yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định.

Vi phạm chế độ một vợ một chồng

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ; chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Vì pháp luật bảo hộ quan hệ hôn nhân một vợ một chồng nên hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân này có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Hôn nhân cận huyết

Hôn nhân cận huyết là hành vi kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Yêu sách của cải trong kết hôn

Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng; và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ

Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn

Hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân còn là cưỡng ép ly hôn. Vì đây là hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải; hoặc hành vi khác để buộc người ly hôn trái với ý muốn của họ. Cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi; yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

Như vậy; pháp luật hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể và chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân. Và trong đó cũng có quy định về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; nghĩa là người đang có vợ hoặc có chồng lại chung sống như vợ chồng với người khác. Trong trường hợp vi phạm sẽ tùy từng mức độ mà bị xử lý.

Cán bộ, công chức ngoại tình có phải vi phạm pháp luật không?

Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; có quy định như sau:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Có thể thấy việc chung sống với người đã có vợ hoặc có chồng là một hành vi bị pháp luật cấm; đây là một hành vi không chỉ trái với quy định pháp luật mà còn là hành vi đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.

Từ trước đến nay; nhà nước ta luôn tôn trọng việc tự do kết hôn của nam nữ khi đáp ứng các điều kiện pháp luật. Do đó; mà pháp luật cũng yêu cầu các cặp vợ chồng sống chung thủy để cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc; ấm no.

Như vậy; với hành vi ngoại tình thì thì dù là cán bộ công chức hay là bất kì ai thì đều đang vi phạm pháp luật. Cụ thể; là vi phạm chế định hôn nhân một vợ một chồng.

Cán bộ, công chức ngoại tình sẽ bị xử lý thế nào?

Các hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý tùy vào mức độ; ví dụ như vi phạm về xác nhận tình trạng hôn nhân phụ thuộc vào mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và kèm theo việc khắc phục hậu quả. Do đó; tùy vào mức độ vi phạm mà cán bộ, công chức có thể bị xử lý với các hình thức sau:

 Bị xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 8 Luật Cán bộ, công chức; nêu rõ, nghĩa vụ của cán bộ, công chức gồm:

Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Như vậy; với hành vi ngoại tình là cán bộ, công chức đang có hành vi vi phạm pháp luật; cụ thể là việc đang có vợ; hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. Theo đó; thì cán bộ, công chức sẽ bị xử lý kỷ luật với các hình thức khác nhau; theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

  • Khiển trách: Vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
  • Cảnh cáo: Đã bị khiển trách mà tái phạm; hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Hạ bậc lương: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm; hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Giáng chức: Đã bị cảnh cáo mà tái phạm; hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Cách chức: Công chức đã bị giáng chức mà tái phạm; cán bộ đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc; người vi phạm cũng tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
  • Buộc thôi việc: Đã bị cách chức hoặc hạ bậc lương mà tái phạm; vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy; với hành vi ngoại tình cán bộ, công chức có thể bị kỷ luật nặng nhất là buộc thôi việc.

Xử phạt hành chính

Ngoài bị kỷ luật; cũng như các đối tượng khác, nếu ngoại tình, cán bộ, công chức sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức tiền từ 03 – 05 triệu đồng:

  • Đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
  • Chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ.

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Không chỉ kỷ luật; phạt hành chính mà cán bộ, công chức còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự.

  • Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm: Khiến một trong hai bên hoặc cả hai bên ly hôn; Đã bị xử phạt hành chính nhưng còn tiếp tục vi phạm.
  • Bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Việc ngoại tình khiến vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Tòa án đã ra quyết định có hiệu lực pháp luật về việc buộc chấm dứt chung sống với nhau như vợ chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Ngoài ra; trong trường hợp cán bộ công chức có hành vi ngoại tình mà là Đảng viên thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng theo điểm a khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Cán bộ, công chức ngoại tình có phải vi phạm pháp luật không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ngoại tình được hiểu như thế nào?

Ngoại tình là việc mà một người đang có vợ hoặc có chồng hợp pháp nhưng lại sống chung như vợ, chồng với một người khác; người này cũng có thể đã có vợ hoặc có chồng; cũng có thể chưa có vợ, có chồng. Mối quan hệ này về mặt pháp luật không được thừa nhận và cho phép.

Biểu hiện cụ thể của hành vi ngoại tình?

Ngoại tình sẽ có các biểu hiện cụ thể sau:
– Là việc đang có vợ/đang có chồng mà chung sống với người khác; hoặc người chưa có vợ/chưa có chồng mà chung sống với người mình biết rõ là đang có vợ/đang có chồng.
– Việc chung sống diễn ra công khai; hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
– Việc chung sống như vợ chồng được chứng minh qua việc có con chung; có tài sản chung.

Ngoại tình sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề gì?

Việc thực hiện hành vi ngoại tình trong khi còn đang có vợ/chồng hợp pháp điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hôn nhân hợp pháp; hạnh phúc gia đình bị rạn nứt, hôn nhân đó có thể không duy trì được. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ, đặc biết vì còn nhỏ dễ bị tác động đến tâm lý, việc học tập điều này rất đáng quan tâm.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận