Cách xếp lương phóng viên từ 10/10

25/09/2022
301
Views

Xin chào luật sư. Tôi nghe nói Nhà nước vừa ban hành quy định mới về xếp lương đối với viên chức thuộc thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông trong đó có phóng viên từ ngày 10/10/2022 tới đây. Vậy cho hỏi pháp luật quy định như thế nào về việc xếp lương của văn bản pháp luật mới này? Các tiêu chuẩn, nhiệm vụ của phóng viên theo quy định mới như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Bộ truyền thông và thông tin vừa mới ban hành Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông. Theo đó việc xếp lương với phóng viên từ ngày 10/10/2022 khi thông tư trên có hiệu lực sẽ có nhiều điểm mới. Vậy cụ thể việc xếp lương với phóng viên được thực hiện như thế nào? Các quy định về nhiệm vụ, tiêu chuẩn đối với phóng viên ra sao? Để làm rõ vấn đề này và giải đáp câu hỏi của bạn đọc ở trên, Luật sư 247  xin giới thiệu bài viết Cách xếp lương phóng viên từ 10/10. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 13/2022/TT-BTTTT

Phóng viên là ai?

Phóng viên là những người làm việc trong các toàn soạn, thông tấn xã, đài truyền hình, đài phát thanh… Công việc chính của họ là thu thập các thông tin, viết bài, viết tin tức, đưa tin, chụp ảnh và quay phim các loại tin, phóng sự, điều tra. Tùy từng kiểu phóng viên và hạn phóng viên sẽ đảm nhận các công việc khác nhau phụ thuộ vào nhiệm vụ, quyền hạn của họ.

Phóng viên là viên chức thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập 

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, phóng viên bao gồm các chức danh sau:

– Phóng viên hạng I – Mã số: V.11.02.04;
– Phóng viên hạng II – Mã số: V.11.02.05;
– Phóng viên hạng III – Mã số: V.11.02.06.

Quy định về nhiệm vụ, tiêu chuẩn đối với phóng viên

Cách xếp lương phóng viên từ 10/10
Cách xếp lương phóng viên từ 10/10

Tùy thuộc vào hạng phóng viên mà phóng viên sẽ có các nhiệm vụ, tiêu chuẩn khác nhau. Theo đó:

Nhiệm vụ của phóng viên

Phóng viên hạng I

Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định về nhiệm vụ của phóng viên hạng I như sau:

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch, kịch bản các tác phẩm báo chí;

b) Tổ chức chỉ đạo và thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim các thể loại báo chí có nội dung tổng hợp, chủ đề lớn thuộc nhiều lĩnh vực có độ phức tạp cao;

c) Viết bình luận, xã luận về các vấn đề trong nước và thế giới có tính phức tạp, chuyên sâu;

d) Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho phóng viên hạng thấp hơn.

Phóng viên hạng II

Với phóng viên hạng II, theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, nhiệm vụ của họ bao gồm:

a) Xây dựng kế hoạch, đề cương, phát hiện nêu chủ đề tin bài theo phân công;

b) Tổ chức thực hiện và viết, chụp ảnh, quay phim tin, bài đạt chất lượng khá và chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình;

c) Phát hiện và đề xuất được các vấn đề để xây dựng kế hoạch biên tập;

d) Viết bài bình luận có nội dung phức tạp;

đ) Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho phóng viên hạng thấp hơn;

e) Tham gia chuẩn bị nội dung và trao đổi nghiệp vụ báo chí trong nước và ngoài nước.

Phóng viên hạng III

Nhiệm vụ của phóng viên hạng III, theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định:

a) Xây dựng đề cương, thực hiện viết tin, bài theo phân công và hướng dẫn của trưởng ban biên tập;

b) Viết, chụp ảnh và quay phim các loại tin, phóng sự, điều tra có nội dung phức tạp trung bình và chịu trách nhiệm cá nhân về tác phẩm báo chí của mình;

c) Tham gia chuẩn bị nội dung và trao đổi nghiệp vụ báo chí trong nước và ngoài nước.

Tiêu chuẩn đối với phóng viên

Phóng viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo Điều 3 về Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:

1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.

2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Bên cạnh các tiêu chuẩn chung ở trên, tùy thuộc vào hạng chức danh của phóng viên mà phóng viên cần có những tiêu chuẩn riêng. Cụ thể:

Phóng viên hạng I

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại; về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới;
  • Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí;
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phóng viên hạng I

+ Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

+ Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu

Phóng viên hạng II

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững đường lối, chủ trương chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại liên quan đến nhiệm vụ được phân công; hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới;
  • Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí;
  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 09/7/2021;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên.

– Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phóng viên hạng II

+ Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

+ Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu

Phóng viên hạng III

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công; nội dung của pháp luật về báo chí;
  • Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành báo chí. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên.

Cách xếp lương phóng viên từ ngày 10/10/2022 như thế nào?

Việc xếp lương đối với phóng viên từ ngày 10.10.2022 được thực hiện theo Thông tư 13/2022/TT-BTTTT.

Nguyên tắc xếp lương

Việc xếp lương với phóng viên nói riêng và các viên chức ngành công nghệ thông tin và truyền thông nói chung thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.

– Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

Cách xếp lương phóng viên từ 10/10

Theo Điều 17 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, việc xếp lương phóng viên thực hiện theo quy định dưới đây:

“1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

b) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

c) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

2. Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).”

Theo quy định trên thì lương của phóng viên được xếp như sau:

+ Chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

+ Chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

+ Chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

– Việc xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức phóng viên thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Cách xếp lương phóng viên từ 10/10“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang gặp khó khăn và muốn tìm cách khôi phụ mã số thuế doanh nghiệp bị khóa do không hoạt động tại trụ sở hoặc muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hay thông báo mẫu hóa đơn điện tử,…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cách tính lương đối với phóng viên theo hệ số lương như thế nào?

Cách tính mức lương theo hệ số lương được thực hiện theo công thức chung như sau:
Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó:
+ Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định. Mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng / tháng.
+ Hệ số lương hiện hưởng của phóng viên được quy định theo Điều 17 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Xếp lương với phóng viên khi chuyển ngạch?

Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại viên chức phóng viên thực hiện như sau:
– Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
– Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
-Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ.

Trường hợp nào phóng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định nhưng vẫn được bổ nhiệm vào ngạch phóng viên?


Theo Thông tư 13/2022/TT-BTTTT, Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông và đã hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng theo quy định tại Thông tư này. Do đó nếu đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của quy định pháp luật trước khi thông tư này có hiệu lực và đã được bổ nhiệm thì đương nhiên được coi là đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện tại.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.