Khi nghỉ việc một trong hai khoản trợ cấp mà người lao động rất mong muốn doanh nghiệp của mình từng làm việc chi trả chính là trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc. Trong xu thế nhiều công ty cho nhân viên nghỉ việc nhiều như hiện nay, để biết được bản thân sẽ lãnh được số tiền trự cấp bao nhiêu, và công ty đã chi trả có đúng hay không, nhiều người dân đã tìm đến luật sư để nhờ tư vấn cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm năm 2024.
Để giúp cho nhiều quý đọc giả được nắm thông tin này, Luật sư 247 mời quý đọc giả tham khảo bài viết “Cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm năm 2024” của chúng tôi.
Trợ cấp thôi việc là gì?
Để giúp cho người lao động có một khoản tiền chi trả cuộc sống cá nhân trong thời gian chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp cũ và chuyển sang doanh nghiệp mới, pháp luật Việt Nam quy định trong một số trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành việc trợ cấp thôi việc cho người lao động. Đây là quy định được xem là có lợi cho người lao động trong thời gian không có việc làm.
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
Trợ cấp mất việc làm là gì?
Trợ cấp mất việc là số tiền mà doanh nghiệp trợ cấp dành cho nhân viên của mình nếu doanh nghiệp đó muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn. Đây được xem là một khoản bù đắp mà doanh nghiệp dành cho nhân viên của mình trong khoảng thời gian nhân viên cần tìm được một công việc mới phù hợp với năng lực của họ. Tuy nhiên số tiền này sẽ có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp do quy định phúc lợi của doanh nghiệp quy định.
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.”
Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm
Không phải trường hợp nào nhân viên nghỉ việc cũng sẽ hưởng mức được trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Chính vì thế để biết bản thân có được hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm hay không thì bạn cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật quy định về các điều kiện trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm đang có hiệu lực và đang được áp dụng tại doanh nghiệp của mình. Để biết được quy định đó bạn có thể tra trong nội quy được công bố tại doanh nghiệp hoặc tra cứu thông tin trên mạng xã hội.
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
…
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
…
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.”
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp trợ cấp mất việc làm như sau:
“11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.”
Cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm năm 2024
Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm năm 2024 sẽ được tính dựa trên số tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề được ghi nhận trong hợp đồng lao động mà người lao động đã ký kết trước khi nhận quyết định thôi việc hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên số tiền này tùy từng doanh nghiệp mà có thể tăng cao hơn so với quy định tùy theo phúc lợi của doanh nghiệp đó cho phép được ghi nhận trong nội quy công ty hoặc chinh sách tài chính năm cho phép.
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về cách tính trợ cấp thôi việc như sau:
“3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.”
Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động 2019 quy định về cách tính trợ cấp mất việc làm như sau:
“3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.”
Mời bạn xem thêm
- Cách tính chế độ thôi việc đối với công chức như thế nào?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm năm 2024“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ tạm ngừng doanh nghiệp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
– Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.