Cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

28/07/2023
Cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội
182
Views

Theo quy định pháp luật, người lao động khi làm việc tại một doanh nghiệp thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ mà pháp luật quy định. Hiện nay, để biết được người lao động phải đóng bao nhiêu thì luật có quy định công thức tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội. Vậy cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của luật sư 247 để biết thêm cách tính này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP;
  • Nghị định 90/2019/NĐ-CP;
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP;
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH.

Cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 6, Khoản 1 Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, cụ thể như sau:

Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng=Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộcxTỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

Trong đó:

(1) Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:

  • Tiền lương;
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Các phụ cấp có tính chất tương tự;
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Các khoản thu nhập của người lao động sau đây sẽ không tính đóng BHXH bắt buộc:

  • Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019;
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Khoản hỗ trợ xăng xe;
  • Khoản hỗ trợ điện thoại;
  • Khoản hỗ trợ đi lại;
  • Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
  • Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
  • Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
  • Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
  • Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
  • Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015.

Lưu ý:

Căn cứ quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng để tính mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường:

VùngMức lương tối thiểu
I4.420.000 đồng/tháng
II 3.920.000 đồng/tháng
III3.430.000 đồng/tháng
IV3.070.000 đồng/tháng

Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề); làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

VùngMức lương tối thiểu
I4.729.000 đồng/tháng
II4.194.400 đồng/tháng
III3.670.100 đồng/tháng
IV3.284900 đồng/tháng

Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

VùngMức lương tối thiểu
I4.641.000 đồng/tháng
II 4.116.000 đồng/tháng
III3.601.500 đồng/tháng
IV3.223.500 đồng/tháng

Mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

  • Mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT: Không quá 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).
  • Mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHTN: Không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng kể trên.

(2) Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với NLĐ:

Đối với người lao động Việt Nam:

  • Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH: 31.8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21.3%, còn người lao động đóng 10.5%).
  • Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: 32% (trong đó người sử dụng lao động đóng 21.5%, còn người lao động đóng 10.5%).

Đối với người lao động nước ngoài:

  • Trường hợp Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TN&XH: 7.8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 6.3%, còn người lao động đóng 1.5%).
  • Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn: 8% (trong đó người sử dụng lao động đóng 6.5%, còn người lao động đóng 1.5%).

Từ ngày 01/01/2022, người sử dụng lao động sẽ đóng thêm 14% và người lao động sẽ đóng thêm 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất (áp dụng đối với người lao động nước ngoài).

Cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội
Cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội

Mức phạt vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, BHTN

Người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH, BHYT và BHTN theo tỷ lệ mà luật quy định. Trường hợp người lao động hay người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bị xử lý như sau:

(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật BHXH;
  • Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

(3) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

(5) Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
  • Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
  • Chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

(6). Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

(7) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

  • Trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

(8) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.

(9) Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản (8).

(10) Biện pháp khắc phục hậu quả

  • Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (5), (6), (7);
  • Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng;

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản (5), (6), (7) từ 30 ngày trở lên.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Cách tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ tốn bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người lao động có thể không đóng báo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc tại doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Theo quy định trên thì người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc.
Do đây là khoản bắt buộc nên việc đóng hay không phải do người lao động và doanh nghiệp tự quyết định.

Người lao động có thể không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong những trường hợp nào?

Căn cứ Điều 42 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định về việc quản lý đối tượng tham gia BHXH như sau:
Quản lý đối tượng
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Như vậy, người lao động chỉ không đóng BHXH trong tháng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp 2: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Trường hợp 3: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp người lao động không đóng BHXH như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Theo đó, người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Lưu ý rằng: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định trên áp dụng đối với cá nhân. Còn mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.