Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

02/08/2023
Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
216
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Lục Thăng, trước đây tôi có làm việc cho một công ty truyền thông suốt 15 năm. Tuy nhiên đợt đầu 2020 do dịch covid 19 nên công ty tôi đã phá sản và cũng dẫn đến việc tôi thất nghiệp từ lúc đó. Khi còn làm việc thì tôi vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ, giờ đây tôi có đôi chút thắc mắc liên quan tới cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Với những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?” sẽ được đội ngũ của chúng tôi giải đáp rõ ràng, đầy đủ nhất như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Việc làm năm 2013

Đã hưởng BHXH 1 lần có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp không?

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là hai chế độ khác nhau, được quy định bởi các văn bản khác nhau là Luật BHXH và Luật Việc làm. Do đó, việc người lao động đã hưởng BHXH 1 lần sẽ không quyết định việc người lao động có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không.

Người lao động muốn hưởng quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian đóng trước đó thì vẫn phải đáp ứng các điều kiện đã nêu tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013. Do đó, người lao động đã hưởng BHXH 1 lần vẫn có thể truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ 04 điều kiện sau:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

– Trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, phải đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Vì vậy, để có thể hưởng nốt quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi rút BHXH 1 lần, người lao động phải đi làm và đóng bảo hiểm trở lại. Sau này, khi người lao động nghỉ việc, quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính trên tổng thời gian đóng bảo hiểm mà chưa hưởng, tức bao gồm cả quãng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi rút BHXH 1 lần.

Lưu ý, thủ tục truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau khi rút BHXH 1 lần sẽ phức tạp hơn so với các trường hợp hưởng bảo hiểm thông thường.

Bởi khi người lao động tiến hành thủ tục rút BHXH 1 lần, cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu hồi sổ BHXH của người đó, trong đó kẹp toàn bộ tờ rời xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp, sau khi lãnh tiền bảo hiểm 1 lần, người lao động nên yêu cầu cơ quan BHXH cấp lại tờ rời bảo lưu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp để sau này gộp với quá trình đóng bảo hiểm sau này.

Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Hiện nay rất nhiều người lao động vẫn chưa nắm rõ được hết các quy định pháp luật về việc đóng bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. Liên quan tới câu hỏi của anh Thăng về việc tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào thì chúng tôi căn cứ theo Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 như sau: thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi người lao động bắt đầu đóng cho đến khi người đó chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nói cách khác thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính hưởng chế độ được tính theo công thức sau:

Thời gian đóng bảo hiểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp=Tổng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệpThời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp = 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Ví dụ, chị A có 40 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng. Sau đó, chị A đi làm lại và đóng tiếp 15 tháng bảo hiểm thất nghiệp rồi nghỉ việc. Lần này, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính hưởng chế độ của người lao động được xác định như sau:

– Chị A đã hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp nên thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp = 3 x 12 tháng = 36 tháng.

– Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tính hưởng chế độ = 40 tháng + 15 tháng – 36 tháng = 19 tháng.

Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp được xác định thế nào?

Tiền trợ cấp thất nghiệp

Tiền trợ cấp thất nghiệp được chi trả hằng tháng cho người lao động. Mỗi tháng, người lao động thất nghiệp phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm mới được nhận tiền trợ cấp.

Cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được xác định theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp hằng tháng=60%xBình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Thời gian người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

  • Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 – 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp
  • Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp
  • Thời gian hưởng tối đa bằng 12 tháng.

Tiền hỗ trợ học nghề

Người lao động khi thất nghiệp sẽ được các cơ quan nhà nước tạo điều kiện cho học một nghề khác, căn cứ Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hỗ trợ học nghề như sau:

– Khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.

– Khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Tiền hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động

Trong trường hợp mà người lao động gặp khó khăn có thể phải nghỉ việc thì chính quyền sẽ hỗ trợ cho một khoản phí nhằm duy trì việc làm cho họ, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động như sau: Mức hỗ trợ tối đa = 01 triệu đồng/người/tháng

Trong đó: Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của quý khách hàng tới tư vấn pháp lý về mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tiền hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động là bao nhiêu?

Theo Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động như sau:
Mức hỗ trợ tối đa = 01 triệu đồng/người/tháng
Trong đó: Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp giúp bạn dễ dàng biết được các thông tin đóng và hưởng bảo hiểm thất nghiệp của mình. Sau đây là một số công cụ hỗ trợ tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mà bạn đọc có thể tham khảo:
Cách 1: Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ấn chọn đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx
Cách 2: Tra cứu qua ứng dụng VssID.
Cách 3: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (phí 1000 đồng/tin nhắn).
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079
Cách 4: Gọi tổng đài bảo hiểm 19006068.

Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu để quá thời hạn này, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không nhận hồ sơ nữa.
Lúc này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được tự động bảo lưu để tính cho lần hưởng tiếp khi có đủ điều kiện.
Bởi khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 đã nêu rõ, thời gian đóng bảo hiểm để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.