Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm tại Việt Nam

24/06/2022
Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm tại Việt Nam
907
Views

Thương hiệu, nhãn hiệu đối với ngành hàng thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn. Sự sáng tạo, khác biệt, gây ấn tượng trong việc thiết kế thương hiệu, là một phương thức quảng bá thương hiệu hiệu quả đến người tiêu dùng, quyết định hành vi mua hàng. Thương hiệu còn được coi là một tài sản vô hình và có giá trị bền vững theo thời gian đối với doanh nghiệp. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm rất quan trọng. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm quy đinh của pháp luật về cách đăng ký thương hiệu thực phẩm.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ

Điều kiện đăng ký thương hiệu thực phẩm?

Trước hết, để được cơ quan nhà nước làm thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ mà thương hiệu muốn được bảo hộ trước hết phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là thương hiệu  đó phải được nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được thương hiệu  của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác.

Hay nói cách khác thương hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, thương hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Ví dụ thương hiệu dưới dạng chữ viết như thương hiệu của nước giải khát Coca-Cola là dòng chữ Coca-Cola màu đỏ trên nền trắng.

Bên cạnh đó, tuy là thương hiệu có thể nhìn thấy được nhưng pháp luật lại quy định dấu hiệu đó không được bảo hộ với danh nghĩa thương hiệu khi thương hiệu đó thuộc một trong các trường hợp:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm thương hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai, thương hiệu đó phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu thương hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác. Thương hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dế ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019.

Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ được hiểu là khi quan sát thì người tiêu dùng có thể ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của mình, bất kỳ ai khi đã nhìn thấy thương hiệu cũng đều dễ dàng nhận biết và phân biệt thương hiệu  đó với các loại thương hiệu khác.

Điều kiện đăng ký thương hiệu thực phẩm?
Điều kiện đăng ký thương hiệu thực phẩm?

Phân nhóm sản phẩm sẽ đăng ký thương hiệu

Do thực phẩm rất đa dạng và phong phú, nên căn cứ vào tính chất, công dụng của từng sản phẩm thực phẩm được phân thành các nhóm sau:

  • Nhóm 05:

Nhóm này chủ yếu là Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế như (Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe); thực phẩm cho em bé, Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Chất bổ sung ăn kiêng nhằm bổ sung cho đồ ăn thông thường hoặc để có lợi cho sức khỏe; Đồ thay thế bữa ăn và đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng cho chế độ ăn kiêng phù hợp với việc sử dụng trong y tế hoặc thú y. Chất và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế; Chất bổ sung ăn kiêng.

  • Nhóm 29:

Nhóm này chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản như: Thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt ướt, mứt quả ướt; Trứng; Sữa và các sản phẩm sữa;  Dầu thực vật và mỡ dùng cho thực phẩm.

Ngoài ra, Nhóm 29 còn bao gồm: Ðồ uống có sữa (sữa là chủ yếu). Hạt đã chế biến làm thức ăn cho người, không phải là gia vị hoặc hương liệu.

  • Nhóm 30:

Ở Nhóm 30 chủ yếu là các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm. Như: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; Gạo; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo; Đá lạnh ăn được; Đường, mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối; Tương hạt cải; Dấm, nước xốt (gia vị); Gia vị; Kem (nước đông lạnh).

Ngoài ra các sản phẩm thực phẩm dưới đây cũng thuộc Nhóm 30 như: Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, socola hoặc trà; Ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người (ví dụ, yến mạch dạng mảnh hoặc các loại hạt cốc khác dạng mảnh).

  • Nhóm 31:

Trong nhóm 31: Thực phẩm là các thực phẩm là sản phẩm từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống. Cụ thể:

Các loại ngũ cốc và hạt dạng thô và chưa xử lý; Rau, củ và quả tươi, thảo mộc tươi; Cây và hoa tự nhiên; Củ, cây con và hạt giống để trồng; Động vật sống; Thức ăn và đồ uống cho động vật; Mạch nha.

Ngũ cốc chưa chế biến; Trái cây và rau tươi, thậm chí sau khi rửa hoặc bôi sáp; Phế thải thực vật; Tảo chưa xử lý; Trứng đã được thụ tinh dùng để ấp; Nấm cục tươi và nấm tươi;

Phân nhóm sản phẩm sẽ đăng ký thương hiệu
Phân nhóm sản phẩm sẽ đăng ký thương hiệu
  • Nhóm 32:

Nhóm 32 gồm bia và đồ uống không có cồn như Nước khoáng và nước ga và các loại đồ uống khác không có cồn; Ðồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; Xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống. Ðồ uống được khử cồn.

  • Nhóm 33:

Bao gồm: Ðồ uống có cồn như rượu…

Lưu ý: Đối với bia và đồ uống được khử cồn thuộc nhóm 32; Đồ uống dùng làm thuốc được phân nhóm 05.

Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm như thế nào thì đúng

Để đăng ký thương hiệu thực phẩm gồm những hồ sơ và trình tự như thế nào

Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm

Tiến hành tra cứu và thấy thương hiệu dự định đăng kí đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn thì chuẩn bị hồ sơ để tiến hành đăng ký. Hồ sơ gồm:

  • 02 tờ khai đăng ký thương hiệu thực phẩm
  • 05 mẫu thương hiệu kèm theo (mẫu thương hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu thương hiệu gián trên tờ khai đăng ký cả về kích thước và màu sắc)
  • Văn bản ủy quyền nếu ủy quyền cho Tổ chức đại diện SHCN nộp đơn (nếu có ủy quyền)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Các tài liệu khác (nếu có)

Trình tự đăng ký thương hiệu thực phẩm

Sau đó thực hiện cách đăng ký thương hiệu thực phẩm theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục SHTT;

Bước 2: Đơn sẽ được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn, thời hạn thẩm định là 01 tháng

Bước 3: Thông tin đơn sẽ được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày hợp lệ. (Hình thức công bố là đăng lên Công báo Sở hữu công nghiệp hằng tháng đăng trên website của Cục SHTT)

Bước 4: Thẩm định nội dung, tại bước này, đơn sẽ được đánh giá theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn

Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm
Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm

Bước 5: Cấp Văn bằng bảo hộ/từ chối bảo hộ, kết thúc giai đoạn thẩm định nội dung, nếu tên gọi kênh youtube đáp ứng được các điều kiện bảo hộ thì Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ, Chủ đơn phải theo dõi để đóng lệ phí cấp văn bằng đầy đủ. Trường hợp thương hiệu không đáp ứng được các điều kiện theo quy định, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối bảo hộ và ấn định thời hạn là 03 tháng để chủ đơn phản biện lại ý kiến của Cục, nếu chủ đơn không phản biện hoặc phản biện không thuyết phục thì Cục sẽ quyết định chính thức từ chối.

Quy trình làm việc về dịch vụ đăng ký thương hiệu của luật sư 247

Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật sư 247, quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho Quý khách hàng thân yêu:

  • Bản sao giấy CMND/CCCD/ hộ chiếu (đối với cá nhân)
  • File logo hương hiệu cần đăng ký bảo hộ
  • Giấy phép kinh doanh (đối với HKD, doanh nghiệp)

Bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thông tin liên hệ luật sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Cách đăng ký thương hiệu thực phẩm”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; Xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thành lập công ty ở Việt Nam,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký thương hiệu thực phẩm là gì?

Đăng ký thương hiệu cho thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thương hiệu cho dòng sản phẩm thực phẩm nhất định lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Cục Sở hữu trí tuệ để thực hiện việc xem xét và cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu thực phẩm đó.

Thời hạn xử lý đơn đăng ký là bao lâu?

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thương hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Trong vòng 1 năm (thực tế thường từ 16 – 24 tháng) kể từ ngày nộp đơn, khách hàng sẽ nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền

Địa chỉ đăng ký thương hiệu thực phẩm?

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
– Nộp qua bưu điện: người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các địa chỉ nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.