Quy định về thỏa ước tập thể

24/06/2022
Quy định về thỏa ước tập thể
525
Views

Thỏa ước lao động tập thể được hiểu như một hình thức hợp đồng giữa hai bên về những thỏa thuận về người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp điều kiện hợp đồng là những gì đã ký kết và đảm bảo thông qua thương lượng tập thể. Khi phát sinh bất kỳ vấn đề gì thì thỏa ước lao động tập thể sẽ là một minh chứng hữu ích. Nó thể hiện cả quyền và nghĩa vụ chung của hai bên khi thỏa thuận.

Hiện nay, khá nhiều người còn hiểu sai; hay hiểu không hết nghĩa của quy định về thỏa ước tập thể. Để hiểu một cách rộng và chi tiết hơn. Mời bạn tham khảo những tư vấn về quy định về thỏa ước tập thể của Luật sư 247.

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý; chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể; tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền; và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động. Hơn thế nữa, nó còn tạo điều kiện để người lao động, bằng sự thương lượng, mặc cả; thông qua sức mạnh của cả tập thể với người sử dụng lao động; để có thể hưởng những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp luật.

Thỏa ước lao động tập thể gồm: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác; do Chính phủ quy định. Mặc dù là văn bản thỏa thuận giữa các bên; tuy nhiên nội dung thỏa thuận không được trái với quy định của pháp luật; và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Quy định về thỏa ước tập thể

Quy định về thỏa ước tập thể
Quy định về thỏa ước tập thể

Căn cứ quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động 2019: “TƯLĐTT là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Nội dung TƯLĐTT không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật”.

Như vậy, pháp luật không quy định thỏa ước lao động tập thể có những nội dung gì, mà chỉ quy định về nguyên tắc chung. Theo đó nội dung đó không được trái với quy định của pháp luật; đồng thời khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Vì vậy, căn cứ vào đặc điểm tổ chức, ngành nghề sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể, công đoàn cơ sở đề xuất những nội dung phù hợp để thương lượng, đưa vào TƯLĐTT.

Nội dung theo BLLĐ 2019 có thể chia thành ba nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất, bao gồm các nội dung cụ thể hóa các quy định của pháp luật để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng không được trái quy định của pháp luật.

Nhóm thứ hai, bao gồm các nội dung có lợi hơn so với quy định của pháp luật.

Nhóm thứ ba, bao gồm các nội dung có lợi cho người lao động mà pháp luật không quy định.

Chủ thể ký kết thỏa ước lao động

Căn cứ Điều 75 Bộ Luật lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

Chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể:

Bên tập thể lao động: Đại diện tập thể lao động

Bên sử dụng lao động: người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động

Chủ thể ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp:

Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.

Chủ thể ký kết thoả ước lao động tập thể ngành được quy định như sau:

Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;

Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.

Ký kết thỏa ước ước lao động tập thể

Lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể

Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin; về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;

Lấy ý kiến của tập thể lao động: Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động; hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động; về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động;

Thông báo nội dung thương lượng tập thể: Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể; bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể; phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến; tiến hành thương lượng tập thể.

Ký kết thỏa ước lao động tập thể

Tổ chức phiên họp thương lượng tập thể

Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.

Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản. Trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thỏa thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau; Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động; của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.

Công khai, phổ biến biên bản phiên họp thương lượng tập thể: Trong thời gian 15 ngày; kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể; đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi; công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết; và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thỏa thuận.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về thỏa ước tập thể“. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể cty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ thương hiệu; tạm dừng công ty, thành lập công tymẫu đơn xin giải thể công ty, xác nhận tình trạng độc thân; giấy phép bay flycam; đăng ký nhãn hiệu, mẫu trích lục kết hôn; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự …. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hiệu lực trong quy định về thỏa thuận lao động tập thể là gì?

Hiệu lực của thoả ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thoả thuận ngày có hiệu lực; thì thoả ước lao động tập thể có hiệu lực từ ngày các bên ký kết (Điều 78 Bộ luật lao động năm 2019).

Quy định trong thỏa ước lao động tập thể có bắt buộc trong doanh nghiệp không?

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp tuy pháp luật không bắt buộc; nhưng đây là văn bản rất quan trọng, được xây dựng, ký kết trên cơ sở đàm phán, thương lượng giữa hai bên, là cơ sở để bảo đảm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp.

Mục đích hướng đến trong quy định thỏa ước tập thể là gì?

Mục đích xây dựng thỏa ước lao động tập thể  tạo mối quan hệ lao động trở lên hài hòa; là căn cứ để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.