Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm gồm những gì?

27/07/2022
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm gồm những gì?
1070
Views

Xin chào Luật sư. Có thể thấy những năm gần đây thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên sôi động hơn rất nhiều. Tôi thắc mắc không biết điều gì có thể khiến thị trường bảo hiểm phát triển nhanh như thế. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm gồm những gì? Mong được Luât sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật kinh doanh bảo hiểm

Bảo hiểm là gì

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.

Các loại bảo hiểm trên thị trường

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…

Các sản phẩm bảo hiểm được triển khai hoặc bán thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà, bảo hiểm du lịch…, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế…

Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể tại Phụ lục IV, Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện với các ngành nghề, bao gồm: Kinh doanh bảo hiểm, Kinh doanh tái bảo hiểm, Môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm và Đại lý bảo hiểm. Việc quy định này giúp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tuân thủ đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

Điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Để có thể thành lập và kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp cần có đủ điều kiện để cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn đi kèm thì doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
  • Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Người quản trị, người điều hành dự kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng đê chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp;
  • Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.

Ngoài ra, đối với từng loại hình công ty thì sẽ có thêm một số điều kiện riêng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm gồm những gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm gồm những gì?
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm gồm những gì?

Điều kiện kinh tế là cơ sở phát triển thị trường bảo hiểm

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục trong suốt các năm qua, với mức tăng trưởng GDP ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người luôn được cải thiện trong những năm gần đây, lạm phát được duy trì ở mức thấp dưới 10 %, đời sống của dân cư không ngừng được cải thiện… Người dân đã bắt đầu có tích luỹ và yên tâm sử dụng tiền tích luỹ này để đầu tư trở lại nền kinh tế trong đó bảo hiểm nhân thọ là một trong những kênh đầu tư Vốn  được người dân lựa chọn. Đây chính là những yếu tố rất quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển của bảo hiểm trong giai đoạn này cũng như những năm về sau.

Công nghệ thông tin đã được ứng dụng cho thị trường bảo hiểm

Trong lĩnh vực bảo hiểm, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm vi tính hoá quá trình dịch vụ, giảm bớt tính cồng kềnh của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm, đa dạng hoá kênh phân phối và các hình thức dịch vụ, tăng cường dịch vụ khách hàng bằng các dịch vụ phụ trợ kỹ thuật cao,…

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra một thói quen tiêu dùng mới cho khách hàng. Khách hàng ngày càng có nhu cầu tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin hiện đại như qua: Internet, điện thoại, emial…được cung cấp các dịch vụ tài chính tổng hợp như: bảo hiểm – đầu tư – thanh toán…Do vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm triệt để ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.

Mở cửa và hội nhập kinh tế

Mở cửa và hội nhập là xu hướng tất yếu để phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Sự tham gia vào thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài lớn, có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm trong kinh doanh bảo hiểm như AIA, Prudential…, đã tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.

Mở cửa và hội nhập cũng đang góp phần tạo ra những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của người dân Việt Nam. Thay vào việc trông chờ vào bao cấp của Nhà nước, người dân phải học cách tự lo cho bản thân mình và du nhập tập quán tham gia bảo hiểm nhân thọ là một cách nghĩ và cách làm tích cực.

Môi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Hiện nay, Nhà nước và Chính phủ đã quan tâm hơn đến việc khuyến khích phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết xây dựng một môi trường kinh doanh bảo hiểm công bằng và chặt chẽ với những cải cách đối với hệ thống pháp lý. Hệ thống các văn bản pháp Luật  về kinh doanh bảo hiểm đã tương đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ Tài chính thực hiện việc giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh, từ khâu tuyển dụng, đào tạo đại lý đến hệ thống các chỉ tiêu giám sát hoạt động kinh doanh.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm gồm những gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, phí dịch vụ công chứng tại nhà…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng bảo hiểm gồm những loại nào?

Hiện nay có 3 loại hợp đồng bảo hiểm. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
+ Hợp đồng bảo hiểm con người;
+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gồm những gì?

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên; hoặc cổ đông công ty nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hoặc là công ty cổ phần.
Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
Các giấy tờ cần thiết khác nếu có.

Công ty kinh doanh bảo hiểm thành lập nhưng không công bố nội dung đăng ký kinh doanh thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.