Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không?

26/07/2022
Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không?
885
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam nói chung hiện nay. Bởi nếu được hỗ trợ một khoản tiền nho nhỏ khi đi ra tù sẽ tạo điều kiện rất lớn đối với họ khi tái hoà nhập lại với cộng đồng trước mắt là về vấn đề đi lại; cũng như bắt đầu một công việc mới trong xã hội.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc thi hành án hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về nguyên tắc thi hành án hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam như sau:

– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Bản án, quyết định của Tòa áncó hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

– Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự,nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.

– Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.

– Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.

– Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.

– Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

– Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân

Theo quy định tại Điều 27 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân như sau:

– Phạm nhân có các quyền sau đây:

  • Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
  • Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
  • Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
  • Được lao động, học tập, học nghề;
  • Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
  • Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
  • Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
  • Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
  • Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không?
Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không?

– Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
  • Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
  • Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
  • Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.

Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không?

Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không? Câu trả lời cho câu hỏi phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không như sau:

Về câu hỏi phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không? Theo quy định về Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về hổ trợ tiền cho phạm nhân ra tù như sau:

– Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

– Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.

Như vậy thông qua quy định này ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không. Câu trả lời là phạm nhân ra tù sẽ được hỗ trợ tiền.

Khi vô tù phạm nhân có được học nghề không?

Về câu hỏi vô tù có được học nghề không? Theo quy định về Điều 6 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về học nghề của phạm nhân như sau:

– Các cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá năng lực, nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân để hướng dẫn họ lập kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng cho bản thân; phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân.

– Căn cứ vào khả năng, nhu cầu của phạm nhân, thị trường lao động và điều kiện cụ thể, ba tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân.

– Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao tay nghề để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng.

– Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, tạo việc làm cho họ.

Như vậy thông qua quy định này ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi vô tù có được học nghề không? Câu trả lời cho câu hỏi vô tù có được học nghề không như sau: 03 tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, các cơ sở giam giữ phạm nhân lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luatsu247

Trên đây là tư vấn của Luatsu247 về vấn đề “Phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục tặng cho nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quần áo của phạm nhân được quy định như thế nào?

Mỗi năm phạm nhân được phát 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 02 chiếc chiếu, 02 đôi dép, 01 mũ hoặc nón, 01 áo mưa nilông; 03 bàn chải đánh răng; 600 g kem đánh răng loại thông thường. Mỗi tháng phạm nhân được cấp 0,3 kg xà phòng giặt, phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân cần thiết có giá trị tương đương 02 kg gạo tẻ thường. 04 năm phạm nhân được cấp 01 màn, 01 chăn; đối với phạm nhân ở các trại giam từ thành phố Đà Nẵng trở vào được phát chăn sợi; từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra được phát chăn bông không quá 02 kg và 01 áo ấm dùng trong 03 năm.
Phạm nhân tham gia lao động mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác 

Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ ra sao?

Khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:
Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Như vậy, về nguyên tắc ngoài thời gian lao động 8 tiếng thì bên quản giáo nếu yêu cầu làm thêm giờ thì khi làm thêm như vậy phạm nhân sẽ được chế độ là được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

Tiêu chuẩn ăn của phạm nhân như thế nào?

– Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
+ 17 kg gạo tẻ;
+ 15 kg rau xanh;
+ 01 kg thịt lợn; (Hiện hành, 0,7 kg thịt)
+ 01 kg cá; (Hiện hành, 0,8 kg cá)
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,2 lít dầu ăn; (Bổ sung)
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 0,5 kg muối; (Hiện hành, 01 kg muối)
+ Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ; (Bổ sung)
+ Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.