Các xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

24/06/2022
Quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
713
Views

Hiện nay, nhiều cá nhân đang muốn tự thành lập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thành lập doanh nghiệp, nhiều người lại chưa hiểu rõ về kiểm soát nội bộ doanh nghiệp cũng như quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp? Vậy, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây!

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Kế toán 2015
  • Luạt Doanh nghiệp 2019

Kiểm soát nội bộ là gì?

Khái niệm kiểm soát nội bộ đã quy định rõ tại tại khoản 1 Điều 39 Luật Kế toán 2015. Theo đó, kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

Tại sao cần có hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Nếu một doanh nghiệp xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, doanh nghiệp đó có thể được hưởng rất nhiều lợi ích. Theo đó, với một hệ thống kiểm soát nội bộ được xây dựng tốt, doanh nghiệp có thể:

  • Đảm bảo được về độ chính sách của các báo cáo, số liệu kế toàn cũng như các số liệu về tài chính của công ty
  • Giúp quản lý được nhân viên công ty chặt chẽ hơn, giảm bớt được những sai sót, chểnh mảng của nhân viên làm ảnh hưởng đến chất lượng công ty
  • Giảm bớt rủi ro vê việc không tuan thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty.

Có thể thấy rằng. công ty càng lớn mạnh, thì vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ lại càng quan trọng bởi lúc này, để quản lý được công ty làm việc hiệu quả một cách triệt để là vô cùng khó khăn. Nếu không có một hệ thống kiểm soát mà những người chủ doanh nghiệp chỉ dựa vào kinh nghiệm giám sát của bản thân, chắc chắn công ty sẽ có những lỗ hổng, và thiệt hại của công ty cũng sẽ từ đó mà gây ra.

Pháp luật hiện có quy định về quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp hay không?

Hiện nay, xét trong phạm vi Luật Doanh nghiệp 2020, vấn đề kiểm soát nội bộ vẫn chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định về ban kiểm soát, có vai trò là nền móng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp

Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp Nhà nước phải thành lập ban kiểm soát. Theo đó, ban kiểm soát trong công ty trách nhiệm hữu hạn phải có từ 1 đến 5 kiểm soát viên theo quy định của pháp luật. Nếu ban kiểm soát chỉ có một kiểm soát viên thì thành viên đó đồng thời là trưởng ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của trưởng ban kiểm soát

Quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
Quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

Bên cạnh đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp Nhà nước theo quy đinh, công ty cổ phần có trên 11 cổ đồng thì đều phải thành lập ban kiểm soát.

Cách xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ của Doanh nghiệp chuẩn xác nhất

Một doanh nghiệp muốn kiểm soát nội bộ tốt, doanh nghiệp hiểu được cách ban hành quy chế kiểm soát nội bộ cũng như các xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ.

Theo đó, để một doanh nghiệp ban hành ra quy chế kiểm soát nội bộ hay một quy chế bất kì, doanh nghiệp có thể soạn thảo một quyết định về việc ban hành quy chế kiểm soát nội bộ của công ty. Quyết định là một dạng văn bản hành chính thông dụng phổ biến, có thể được ban hành bởi rất nhiều các chủ thể khác nhau thì cơ quan quyền lực nhà nước tới chủ doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp ra quyết định ban hành quy chế kiểm soát nội bộ là hoàn toàn đúng theo pháp luật

Mẫu quyết định ban hành quy chế kiểm soát nội bộ

Mẫu quyết định ban hành quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp hiện chưa được pháp luật quy định thể về mẫu quyết định. Tuy nhiên, bạn đọc có thể tham khảo mẫu do Luật sư 247 cung cấp như sau:

Cách xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ hiệu quả

Dựa vào loại hình, đặc tính của từng doanh nghiệp mà quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp có thể khác nhau. Tuy nhiên, một quy chế kiểm soát nội bộ cơ bản của doanh nghiệp cần có những nội dung sau đây:

  • Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp ụng của quy chế: Theo đó, cần quy định rõ ràng rằng quy chế này quy định về tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của bộ phân kiểm soát nội với đối tượng áp dụng là những ai (Có thể là hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc,…)
  • Định nghĩa và các thuật ngữ được sử dụng trong quy chế; Tương tự như một văn bản pháp luật thông thường, khi ban hành quy chế kiểm soát nội bộ, ngườ ban hành cần giải thích rõ các từ ngữ có trong quy chế để tránh những sự hiểu nhầm, áp dụng sai của nhân viên công ty. Bên cạnh đó, điều này cũng đảm bảo sự chuyên nghiệp trong việc soạn thảo văn bản pháp luật.
  • Các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty: Đây có thể là nội dung chính và là nội dung quan trọng nhất của cả văn bản quy chế. Trong phần này, cần có các quy định về: mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ, các yếu tô trong hệ thống kiểm soát nội bộ,…
  • Các quy định về tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn, nguyên tắc làm việc của các bên đối với kiểm soát nội bộ. Các quy định cần có trong mục này như: tổ chức trách nhiệm của hội đồng quản trị, tổ hức trách nhiệm của thành viên ban kiểm soát, tổ chức trách nhiệm của ban giám đốc, tổ chức trách nhiệm của các phòng ban
  • Quy định về tổ chức thực hiện như hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành,…

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư 247 về vân đề “Quy chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư 247 chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: thành lập công ty giá rẻ; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty;… Nếu quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các yếu tố giúp thực hiện kiểm soát nội bộ thành công

Để kiểm soát nội bộ thành công cần các yếu tố sau:
– Một môi trường văn hoá nhấn mạnh đến sự chính trực, giá trị đạo đức và phân công trách nhiệm rõ ràng
– Quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ công ty;
– Các hoạt động rủi ro được phân tách rõ ràng giữa những nhân viên khác nhau;
– Mọi nhân viên đều phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ
– Một số các yếu tố khác

Các bộ phận cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo COSO 2013, hệ thống kiểm soát nội bộ được cấu thành từ 5 bố phận:
Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.

5 nguyên tắc đối với môi trường kiểm soát nội bộ

5 nguyên tắc bao gồm:
– Đơn vị thể hiện được cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức.
– Hội đồng quản trị (HĐQT) chứng minh được sự độc lập với nhà quản lý và thực thi việc giám sát sự phát triển và hoạt động của Kiểm soát nội bộ
– Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết lập cơ cấu tổ chức, quy trình báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị.
– Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có
– Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.