Mẫu hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài mới năm 2022

24/06/2022
mẫu hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài
346
Views

Hiện nay, trong bối cảnh thị trường du lịch đang hồi phục mạnh mẽ sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều cá nhân gặp phải trường đang ở nước ngoài, nhưng có nhu cầu phải uỷ quyền để thực hiện một công việc khác. Vậy, mẫu hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài như thế nào, quy định ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Uỷ quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam

Dù không được đinh nghĩa chi tiết trong Bộ luật dân sự 2015, thông qua các quy định pháp luật hiện hành, ta vẫn có thể nắm được khái niệm về uỷ quyền. Theo đó, Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Uỷ quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của Bộ luật dân sư 2015. Theo đó, Căn cứ xác lập uỷ quyền được quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”

Quy định pháp luật về các trường hợp được đại diện theo uỷ quyền

Các trường hợp đại diện theo uỷ quyền được quy định Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:

  • Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Theo các quy định trên, pháp luật không hề nghiêm cấm trường hợp người ở nước ngoài uỷ quyền cho một người đang ở Việt Nam để thực hiện công việc thay

Uỷ quyền ở nước ngoài như nào để việc uỷ quyền có hiệu lực pháp luật

Trước tiên, để việc uỷ quyền có hiệu lực pháp luật, việc uỷ quyền phải được thực hiện theo một trong hai hình thúc uỷ quyền mà pháp luật đã quy định:

  • Uỷ quyền theo hợp đồng uỷ quyền: Hợp đồng uỷ quyền được bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền ký tên vào hợp đồng
  • Uỷ quyền theo Giáy uỷ quyền: Giấy uỷ quyền được thành lập khi bên uỷ quyền đơn phương uỷ quyền, không cần có mặt của bên được uỷ quyền.

Tuy nhiên, để hợp đồng uỷ quyền hiệu lực, hợp đồng uỷ quyền không chỉ cần chữ ký của hai bên mà còn cần được công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Luật pháp luật.

Mẫu hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài
Mẫu hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài

Công chứng hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài theo quy định

Theo đó, Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng uỷ quyền như sau:

  • Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

Theo đó, trong trường hợp một người đang ở nước ngoài, một người đang ở Việt Nam thì hai bên có thể thực hiện phương án kỳ giữa hai đầu nối công chứng như theo quy định của pháp luật.

Việc công chứng văn uỷ quyền sẽ được thực hiện bởi một trong số nhưng cơ quan “Cơ quan đại diện ngoại giao”, “cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định của pháp luật

Chứng thực hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài theo quy định

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp uỷ quyền liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì không được chứng thực chữ ký mà thực hiện theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Việc chứng thực hợp đồng uỷ quyền sẽ được áp dụng trong các trường hợp uỷ quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền.

Đối với cơ quan có thẩm quyền chứng thực, căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực.

Mẫu hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài chuẩn xác nhất

Trên thực tế, do năm bên trong lĩnh vực dân sự, vì vậy, hợp đồng uỷ quyền nói chung và hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài nói riêng vô cùng đa dạng. Với mỗi loại uỷ quyền khác nhau, các bên lại có thể lập ra được hợp đồng uỷ quyền riêng. Luật sư 247 xin cung cấp đến bạn đọc mẫu hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài liên quan đến vấn đề chia di sản thừa kế tại Việt Nam do chính Đại sứ quán Việt Nam ở Đan Mạch cung cấp. Bạn đọc có thể tham khảo ở mẫu dưới đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mẫu hợp đồng uỷ quyền ở nước ngoài”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về hợp đồng uỷ quyền và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất,thành lập công ty; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, công văn tạm ngừng kinh doanh hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư 247, tel: 0833 102 102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp:

Uỷ quyền có thời hạn bao lâu?

Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền”

Đại diện theo uỷ quyền chấm dứt trong trường hợp nào?

Đại diện theo uỷ quyền chấm dứt trong thời hạn sau đây:
– Theo thỏa thuận
– Thời hạn ủy quyền đã hết
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành
– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền
– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này
– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Người được người khác ở nước ngoài uỷ quyền quản lý tài sản có quyền chiếm hữu tài sản không?

Điều 187 Bộ luật dân sự đã quy định về vấn dề này như sau:
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.