Các vấn đề về góp vốn bằng tài sản cố định theo pháp luật hiện hành

14/07/2021
825
Views

Bên cạnh các loại tài sản góp vốn truyền thống như tiền, vàng, ngoại tệ, … thì tài sản cố định cũng là một trong số tài sản góp vốn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về việc góp vốn bằng loại tài sản này. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, Luật sư X xin giới thiệu một số vấn đề cần lưu ý về các vấn đề về góp vốn bằng tài sản cố định

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Tài sản cố định dùng để góp vốn là gì?

Khi một tài sản được dùng để góp vốn vào công ty; thì tiên quyết, nó phải định giá được bằng đồng Việt Nam và thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người góp vốn. Đồng thời, tài sản đó còn phải đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn cơ bản đối với tài sản cố định; gồm:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

– Có thời gian sử dụng trên 01 năm;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Vì những đặc điểm trên, quy trình góp vốn bằng tài sản cố định đòi hỏi phải tuân thủ theo trình tự nhất định.

Xem thêm: Cổ đông sáng lập có quyền được chuyển nhượng toàn bộ cổ phần không?

Quy trình góp vốn bằng tài sản cố định

Việc góp vốn có thể xảy ra vào lúc thành lập công ty hay khi công ty đang hoạt động; nhằm mục đích tạo thành hay làm tăng thêm vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, dù góp vốn vào thời điểm nào đi chăng nữa; việc góp vốn bằng tài sản cố định cơ bản được thực hiện như sau:

Định giá tài sản góp vốn

Khi thành lập doanh nghiệp, tài sản góp vốn phải được các thành viên; cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí.

Nếu doanh nghiệp đang hoạt động mà nhận thêm góp vốn, tài sản góp vốn phải được chủ sở hữu; Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh; Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá. Hoặc, tài sản góp vốn được định giá bởi một tổ chức định giá chuyên nghiệp và được các bên có liên quan nêu trên chấp thuận.

Trường hợp thỏa thuận tự định giá, các bên có thể lập Biên bản định giá tài sản góp vốn hoặc Biên bản góp vốn để ghi nhận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các bên có liên quan nêu trên (trừ tổ chức định giá chuyên nghiệp) phải chịu trách nhiệm cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Cam kết góp vốn

Người góp vốn vào công ty phải cam kết về giá trị phần vốn góp, loại tài sản góp vốn; phương thức góp vốn. Tùy thời điểm góp vốn mà các vấn đề về thông tin phần vốn góp nêu trên sẽ được ghi nhận cụ thể trong:

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp nếu việc góp vốn nhằm thành lập doanh nghiệp; trong đó, người góp vốn phải cam kết về thời điểm góp vốn vào công ty; trừ loại hình công ty hợp danh. Nếu xét thấy cần thiết; các sáng lập viên có thể lập Biên bản hoặc Hợp đồng góp vốn kinh doanh.

– Giấy đề nghị thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp nếu góp thêm vốn vào công ty đang hoạt động;

– Thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần;

– Thay đổi thành viên (nếu có), Thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên (nếu có) và Thay đổi vốn điều lệ trong công ty TNHH nhiều thành viên;

– Thay đổi vốn điều lệ trong công ty TNHH một thành viên;

– Thay đổi thành viên hợp danh (nếu có), Thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hợp danh (nếu có) và Thay đổi vốn điều lệ trong công ty hợp danh.

Lưu ý là, trừ loại hình công ty TNHH một thành viên; khi các loại hình công ty khác nhận thêm vốn góp phải lập Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông; hoặc Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ; thay đổi thành viên góp vốn và thay đổi tỷ lệ góp vốn (nếu có) trước khi thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện góp vốn

Người góp vốn có trách nhiệm góp đủ, đúng hạn; đúng phương thức và loại tài sản như đã cam kết. Trừ loại hình công ty hợp danh; việc góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu tài sản góp vốn là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết “Các vấn đề về góp vốn bằng tài sản cố định” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bộ chứng từ với người góp vốn là tổ chức, cá nhân không kinh doanh?

– Biên bản chứng nhận góp vốn
– Biên bản giao nhận tài sản

Bộ chứng từ với người góp vốn là tổ chức, cá nhân kinh doanh?

– Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,
– Hợp đồng liên doanh; liên kết;
– Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn.
– Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

Tiêu chuẩn tài sản góp vốn?

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;
– Có thời gian sử dụng trên 01 năm;
– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời