Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?

30/08/2022
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
401
Views

Để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, pháp luật có quy định một số trường hợp phải có tài sản bảo đảm. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng theo thỏa thuận thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo quy định pháp luật. Vậy các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Theo quy định Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 về các trường hợp mà bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Các trường hợp này bao gồm:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Như vậy, điều luật này đưa ra các nguyên tắc mang tính mặc định về quyền xử lý bảo đảm của ngân hàng. Mặt khác, nó cũng cho phép các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm của mình về các trường hợp xử lý bảo đảm khác, đồng thời ghi nhận các trường hợp xử lý bảo đảm bắt buộc theo quy định tại một văn bản luật cụ thể.

Trường hợp xử lý bảo đảm đầu tiên nêu ở trên là trường hợp thông thường khi có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm.

Trường hợp thứ hai thường xảy ra khi ngân hàng thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khi một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ (khoản 3, Điều 296, Bộ luật dân sự 2015) hay trước khi tuyên bố bên có nghĩa vụ phá sản (điểm b, khoản 1, Điều 53, Luật phá sản 2014).

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Đây là một danh sách mở bởi vì điều luật này cũng quy định khả năng các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác, ngoài ba phương thức đã được liệt kê.

Chẳng hạn, các bên có thể thỏa thuận về việc đưa tài sản bảo đảm vào khai thác hay cho thuê và số tiền thu được từ việc khai thác hay cho thuê sẽ được sử dụng vào việc thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.

Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản sẽ được bán đấu giá (khoản 2 Điều 303).

Trong một số trường hợp pháp luật có thể ấn định phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2, Điều 149, Luật nhà ở 2014, việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ có thể được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng dự án cho một bên đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

Nhà làm luật đã chính thức công nhận việc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về việc bán đấu giá tài sản để xử lý tài sản bảo đảm.

Như vậy, phương thức bán đấu giá tài sản có thể được sử dụng để xử lý tài sản bảo đảm trong ba trường hợp chính, bao gồm:

  • Nếu các bên có thỏa thuận sử dụng phương thức xử lý bảo đảm này;
  • Bán tài sản đã kê biên là động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng và bất động sản (Điều 101, Luật thi hành án dân sự);
  • Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm (khoản 2, Điều 303, Bộ luật Dân sự 2015).

Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về bản đấu giá tài sản.

Điều 195, Bộ luật dân sự 2015 quy định “người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”. Điểm b khoản 1 Điều 303 đã mở ra một ngoại lệ cho bên nhận bảo đảm là người không phải chủ sở hữu của tài sản bảo đảm – được tự bán tài sản bảo đảm.

Như vậy, để ngân hàng được tự mình bán tài sản cầm cố hay thế chấp, chỉ cần các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này, mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm cho ngân hàng vì mục đích này. Đây là một quy định mới và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc xử lý bảo đảm.

Bộ luật Dân sự 2015 không đề cập thời điểm mà các bên có thể thỏa thuận về việc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm. Có thể hiểu, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc vào thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được quy định tại khoản 1 Điều 303 là “bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”. Phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng. Trong trường hợp này, các bên cần quy định các phương thức xử lý bảo đảm khác.

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

Theo quy định tại Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng, về nguyên tắc “trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”. Cần lưu ý khái niệm “thời hạn hợp lý” (reasonable time) vốn được lấy từ pháp luật của các nước Anh – Mỹ mà tại đó, hiện nay, nó đang bị chì trích và càng ngày càng ít được sử dụng trong các quy định pháp luật cũng như các hợp đồng tài chính và thương mại.

Hơn nữa, khoản 2 Điều 300 quy định “trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm […] mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác”. Dù quy định này không nêu rõ liệu nếu không thực hiện việc thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thì sẽ có tác động nào đến việc xử lý tài sản bảo đảm nhưng dường như hàm ý rằng, việc không thông báo không ảnh hưởng đến quá trình xử lý bảo đảm và ngân hàng chỉ phải bồi thường thiệt hại nếu như việc không thực hiện việc thông báo này dẫn tới thiệt hại cho các bên liên quan.

Điều 301 quy định “người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý […]. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

Có thể thấy, không nhất thiết phải quy định về quyền yêu cầu Tòa án can thiệp như trong điều luật này bởi vì đây là một quyền hiển nhiên được pháp luật thừa nhận: Chủ thể của một quyền nhất định luôn có thể yêu cầu Tòa án can thiệp để thực hiện quyền đó của mình.

Thêm vào đó, điều luật này cũng như khoản 5 Điều 323 (áp dụng đối với trường hợp thế chấp) chỉ nêu quyền của bên nhận bảo đảm được yêu cầu bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm giao tài sản đó cho mình để xử lý, chứ chưa đề cập đến quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý.

Các yếu tố này khiến một số người lo ngại việc nhà làm luật chủ định bỏ quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý của ngân hàng.

Khoản 2 Điều 306 đặt ra yêu cầu “việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường”.

Đây là một yêu cầu phù hợp nhằm tránh việc tài sản bảo đảm được định giá dưới mức giá thị trường (nhất là trong trường hợp bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm để xử lý); và vì thế, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bảo đảm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, dịch vụ thám tử mạng, hồ sơ đăng ký lại khai sinh hoặc muốn tham khảo thủ tục hủy hóa đơn giấy đã phát hành, dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Bên bảo đảm được nhận lại tài sản trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; bên bảo đảm được nhận lại tài sản trong các trường hợp sau:
– Hoàn thành nghĩa vụ quy định tại Điều 302 của Bộ luật Dân sự.
– Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác.
– Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ.
– Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự; luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý.

Các cơ chế xử lý tài sản bảo đảm?

Xử lý TSBĐ bằng biện pháp phi tố tụng là cơ chế cho phép ngân hàng có thể xử lý TSBĐ; mà không cần phải khởi kiện tại tòa án hoặc tại trung tâm trọng tài thương mại; không phải thông qua cơ quan thi hành án để xử lý. Còn với cơ chế xử lý TSBĐ bằng biện pháp tố tụng; ngân hàng phải khởi kiện đòi nợ vay tại tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc tại trọng tài thương mại; sau khi quyết định; bản án đã có hiệu lực thì phải thông qua cơ quan thi hành án để thực hiện kê biên; cưỡng chế và bán đấu giá TSBĐ.

Có bắt buộc phải thông báo khi xử lý tài sản không?

Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là trách nhiệm bắt buộc của bên xử lý tài sản bảo đảm. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.