Biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?

30/08/2022
435
Views

Xin chào luật sư. Tôi hiện đang muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh bảo hiểm. Xin hỏi muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng điều kiện gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm? Khi rơi vào trường hợp khó khăn cần phải áp dụng biện pháp cải thiện? Vậy biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Kinh doanh bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Người kinh doanh muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đáp ứng được các điều kiện chặt ché theo quy định pháp luật. Với chức năng là thanh toán các khoản rủi ro cho người tham gia bảo hiểm qua việc ký hợp đồng bảo hiểm, việc doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn là điều không tránh khỏi? Vậy khí đó áp dụng biện pháp cải thiện với doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? Các điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm là gì? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?

Theo Khoản 17 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về khái niệm kinh doanh bảo hiểm như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.”

Trong đó:

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam nhận một khoản phí tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.

– Nhượng tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chuyển giao một phần trách nhiệm đã nhận tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài trên cơ sở thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm.

Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện về thành lập doanh nghiệp và điều kiện kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp này cung cấp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã đóng phí.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó:

Điều kiện chung

 Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
  •  Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
  • Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
  • Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
  • Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:

Ngoài các điều kiện chung, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đối với tổ chức nước ngoài:

– Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;

– Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;

– Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

  • Đối với tổ chức Việt Nam:

– Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Đối với công ty cổ phần

Ngoài các điều kiện chung, công ty cổ phần kinh doanh bảo hiểm cần đáp ứng quy định sau:

-Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.

Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm

Theo Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022, Doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm

 Doanh nghiệp bảo hiểm các quyền sau đây:

a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

c) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;

d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra;

g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

b) Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

c) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;

d) Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;

đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

g) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

h) Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;

i) Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?

Biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?

Biện pháp cải thiện là cách thức, cách giải quyết làm cho tình hình hiện tại có sự chuyển biến, phần nào có tốt hơn. Biện pháp cải thiện được sử dụng với doanh nghiệp bảo hiểm khi doanh nghiệp này rơi vào các tình trạng khó khăn về tài chính và cần áp dụng các biện pháp cần thiết để có thể làm cho tình trạng doanh nghiệp được cải thiện, dần phục hồi.

Tại Điều 111 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau:

Thông báo áp dụng biện pháp cải thiện

Trường hợp phải áp dụng biện pháp cải thiện, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động lựa chọn, tổ chức triển khai thực hiện một hoặc một số biện pháp cải thiện và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân, biện pháp cải thiện được áp dụng.

Các biện pháp cải thiện

Theo Khoản 2 Điều 111 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, các biện pháp can thiệp đối với doanh nghiệp bảo hiểm gồm:

  • Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp;
  • Tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm tập trung khai thác các sản phẩm bảo hiểm có hiệu quả; rà soát phí bảo hiểm tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm; cơ cấu lại chương trình tái bảo hiểm; giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chi phí bán hàng; hạn chế chi trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý;
  • Cơ cấu lại danh mục đầu tư bao gồm tăng cường nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản không hiệu quả hoặc có mức độ rủi ro cao;
  • Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự; hạn chế mua tài sản cố định; hạn chế trích lập và sử dụng các quỹ;
  • Biện pháp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Các hoạt động nghiêm cấm khi thực hiện biện pháp cải thiện

Trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện, doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, phân phối lợi nhuận, chi trả cổ tức;
  • Tăng nhận tái bảo hiểm.

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi bị áp dụng biện pháp cải thiện

Doanh nghiệp bảo hiểm bị áp dụng biện pháp cải thiện có trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động kinh doanh và bảo đảm an toàn tài sản;

2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu, hồ sơ, các vấn đề về tổ chức, hoạt động và các vấn đề liên quan;

3. Báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện và mức độ cải thiện theo định kỳ hằng tháng hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính;

4. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Biện pháp cải thiện của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp hoặc muốn tham khảo mẫu quyết định phát hành hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp can thiệt sớm với doanh nghiệp bảo hiểm được áp dụng khi nào?

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn ở mức phải áp dụng biện pháp can thiệp sớm hoặc đã áp dụng biện pháp cải thiện trong thời gian 12 tháng liên tục mà vẫn không khắc phục được tỷ lệ an toàn vốn, Bộ Tài chính ban hành văn bản áp dụng biện pháp can thiệp sớm.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính ban hành văn bản áp dụng biện pháp can thiệp sớm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm xây dựng phương án khắc phục tỷ lệ an toàn vốn và tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tỷ lệ an toàn vốn. Bộ Tài chính ban hành văn bản yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.

Quy định về giải thể doanh nghiệp bảo hiểm?

Doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động;
b) Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
d) Chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không khắc phục được tỷ lệ an toàn vốn sau thời gian áp dụng biện pháp kiểm soát;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh các loại bảo hiểm nào?

Có các loại bảo hiểm sau đây:
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.