Bảo hiểm y tế là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc mà công dân Việt Nam phải tham gia mà không phân biệt giới tính, độ tuổi,… Trên bảo hiểm y tế sẽ thể hiện một số thông tin cơ bản như số thẻ, thời hạn thẻ, họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh,… Thông thường, mỗi thẻ bảo hiểm y tế sẽ có thời hạn 05 năm. Hết thời hạn này thì người dân phải gia hạn hay mua thẻ mới. Vậy các trường hợp phải gia hạn bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi là những trường hợp nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Thẻ bảo hiểm y tế được quy định ra sao?
Thẻ bảo hiểm y tế là loại thẻ rất quen thuộc đối với công dân Việt Nam, trong đó có cả học sinh và sinh viên. Khi học sinh bắt đầu năm học mới thì phụ huynh sẽ tiến hành đóng tiền bảo hiểm y tế. Khi đã hoàn thành xong tất cả thủ tục thì học sinh sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Mỗi thẻ sẽ thể hiện thông tin riêng về họ tên, số thẻ, thời hạn,…
Căn cứ Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
- Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
- Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
- Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
- Ảnh của người tham bảo hiểm y tế (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Như vậy bạn thấy rằng hiện nay thẻ bảo hiểm y tế được pháp luật quy định như trên. Bạn có thể tham khảo thêm để có thông tin cụ thể nhất.
Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế của trẻ dưới 6 tuổi có giá trị sử dụng như thế nào?
Theo quy định pháp luật, mỗi thẻ bảo hiểm y tế đều có thể hiện thời hạn sử dụng của thẻ. Tùy vào đối tượng sử dụng mà thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn khác nhau. Để biết được thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế của trẻ dưới 6 tuổi thì chúng ta phải dựa trên các quy định của Nghị định 146/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan về bảo hiểm y tế.
Căn cứ Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:
Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:
- Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
- Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
- Đối với đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.
- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:
Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
Đối với đối tượng khác, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế.
Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế quy định tại Điều này tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định, trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn thẻ bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi do nhà nước cấp có giá trị sử dụng được xác định theo ngày tháng sinh của con bạn cho đến khi đủ 72 tháng tuổi.
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ra sao?
Hiện nay, mọi người dân Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm y tế. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân được hưởng nhiều quyền lợi khi khám, chữa bệnh. Vì theo quy định hiện hành, người dân đi khám, chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được giảm tiền khám, chữa bệnh theo tỷ lệ mà pháp luật về bảo hiểm y tế quy định.
Căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
- Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
- Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.
- Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài các thủ tục quy định tại Điều này. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.
Như vậy bạn thấy rằng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được pháp luật quy định cụ thể và chi tiết. Gửi đến bạn tham khảo thêm.
Các trường hợp phải gia hạn bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
Trẻ dưới 6 tuổi cũng là một trong những đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế. Dó đó, phụ huynh của trẻ dưới 6 tuổi phải đóng tiền bảo hiểm y tế để trẻ có được những quyền lợi về khám, chữa bệnh. Như chúng ta đã biết, trẻ dưới 6 tuổi là đối tượng có sức khỏe dễ bị ảnh hưởng vì chưa hoàn thiện về mặt thể chất cũng như sức đề kháng chưa đủ tốt. Dưới đây là các trường hợp phải gia hạn bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi:
Thứ nhất, trẻ em dưới 6 tuổi có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, căn cứ theo điểm e khoản 3 điều 12 Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
“3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;”
Vậy trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và được ngân sách nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ hai, trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi phải gia hạn thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ theo khoản 10 điều 1 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế:
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 5 Điều 16 như sau:
“3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.”
Vậy với trẻ em dưới 6 tuổi phải gia hạn thẻ bảo hiểm y tế khi trẻ đủ 72 tháng. Với trường hợp trẻ đủ 72 tháng mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó, sau thời gian đó gia đình cần đi gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho bé.
Tuy nhiên, để hoàn thiện dữ liệu quản lý người tham gia bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế theo số định danh cá nhân, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn số 4911/BHXH-ST ngày 4/12/2015 hướng dẫn bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2016 tạm cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia có thời hạn sử dụng đến hết ngày 31/12/2016.
“1. Đối với người tham gia BHYT do BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và thân nhân quân nhân tại ngũ tham gia BHYT do BHXH Bộ Quốc phòng quản lý, phát sinh mới hoặc hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT, tiếp tục cấp thẻ BHYT theo cấu trúc mã thẻ BHYT quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành mã số ghi trên thẻ BHYT, có thời hạn sử dụng thẻ BHYT đến hết ngày 31/12/2016.”
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Các trường hợp phải gia hạn bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ tới quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?
- Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
“Điều 2. Phôi thẻ BHYT có kích thước, chất liệu và các hình thức như sau:
1. Kích thước: chiều dài 85,60 mm, rộng 53,98 mm, theo khung viền mép ngoài của thẻ.
2. Chất liệu: sử dụng giấy trắng định lượng 180g/m2, đảm bảo độ bền, độ bóng.
3. Hình thức: nền màu trắng, ở giữa in mờ logo biểu tượng Bảo hiểm xã hội (BHXH) màu xanh cô ban với những vòng tròn xung quanh lan tỏa, màu sắc giảm dần, khoảng cách từ tâm biểu tượng BHXH Việt Nam đến vòng tròn ngoài cùng là 14 mm; bên ngoài có khung viền nét đôi màu xanh cô ban.
3.1. Mặt trước:
a) Tiếp giáp với lề trái:
Trên cùng in logo biểu tượng của Ngành BHXH, đường kính 07 mm, có sử dụng chất liệu phản quang (chống làm giả).
b) Tiếp giáp với lề phải:
– Trên cùng có dòng chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM” và đường kẻ chân màu xanh cô ban, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 07.
– Tiếp dưới là dòng chữ “THẺ BẢO HIỂM Y TẾ” màu đỏ, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 09.
– Dấu phiên hiệu của BHXH Việt Nam được in sẵn trên phôi thẻ BHYT, đường kính 15 mm màu đỏ, có sử dụng chất liệu phản quang. Vị trí từ mép trong khung viền bên phải của thẻ đến mép ngoài của dấu là 16 mm, từ mép trong khung viền bên dưới của thẻ đến mép ngoài của dấu là 01 mm.
3.2. Mặt sau:
– Trên cùng in dòng chữ “NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý” màu đen, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 09.
– Tiếp dưới in các dòng chữ màu đen, font chữ Tahoma, kiểu chữ in thường, nghiêng, cỡ chữ 07, với nội dung như sau:
“1. Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu không có ảnh phải xuất trình cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Riêng trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ xuất trình thẻ BHYT.
2. Mỗi người tham gia BHYT được cấp một thẻ với mã số BHXH duy nhất. Sử dụng mã số BHXH và đăng ký giao dịch tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để tiếp tục tham gia BHYT, cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT, kiểm tra chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT được hưởng.
3. Để biết thông tin thẻ BHYT, truy cập địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn hoặc nhắn tin theo cú pháp: BH THE {mã số BHXH} gửi 8079.
4. Mọi vướng mắc xin liên hệ BHXH tỉnh, huyện nơi cấp thẻ hoặc tổng đài 19009068 để được hỗ trợ, giải đáp.
5. Thẻ BHYT phải bảo quản cẩn thận, không cho người khác mượn thẻ. Trường hợp mất, hỏng thẻ cần thông báo kịp thời cho cơ quan BHXH.”
– Dọc theo đường viền mép phải của thẻ BHYT in “số serial” của phôi thẻ BHYT màu đỏ có sử dụng chất liệu phản quang, font chữ Tahoma, chỉ số “co” từ 6 đến 8, gồm 10 ký tự (theo số tự nhiên từ 0000000001 đến 9999999999).”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
“Điều 3. Thông tin in trên phôi thẻ và yêu cầu quản lý khi cấp cho người sử dụng gồm:
1. Tiêu thức quản lý người tham gia BHYT
1.1. Mã số: in 10 ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.
1.2. Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
1.3. Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.
1.4. Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
1.5. Mã mức hưởng BHYT: in (01 ký tự: theo số thứ tự từ 1 đến 5) ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
1.6. Mã nơi đối tượng sinh sống: in (02 ký tự: K1/K2/K3) ký hiệu nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và ký hiệu nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
1.7. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: in tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu do người tham gia BHYT đăng ký.
1.8. Giá trị sử dụng: in giá trị sử dụng thẻ từ ngày …/…/…
1.9. Thời điểm đủ 05 năm liên tục: in từ ngày …/…/… tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục theo quy định hiện hành, cụ thể:
– Những người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.
– Từ ngày 01/01/2015 trở đi, những người tham gia BHYT chưa đủ hoặc bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ 6.
1.10. Nơi cấp, đổi thẻ BHYT: in tên địa danh của huyện và tỉnh nơi cơ quan BHXH in cấp, đổi thẻ BHYT cho người tham gia.
1.11. Chữ ký: in chức danh, chữ ký quét và họ tên của Trưởng Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ (hoặc người đứng đầu đơn vị thuộc BHXH Việt Nam được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao ký thừa lệnh).
1.12. Vị trí dán ảnh: in khung trống nét đơn màu đen kích thước 20mm x 30mm để chờ dán ảnh.
1.13. Vị trí mã vạch: in mã vạch hai chiều (chứa các thông tin trên thẻ và chuỗi ký tự kiểm tra).
2. Chất lượng mực in: mực in nguyên bản của nhà sản xuất (không sử dụng mực đồ lại) phù hợp với các loại máy in do BHXH các cấp đang sử dụng để in thẻ BHYT.
3. Thẻ được ép plastic sau khi in.”
Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định về việc ghi địa chỉ thường trú của người đăng ký thẻ bảo hiểm y tế lên thẻ, chỉ yêu cầu về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Cho nên, việc bạn ghi thông tin địa chỉ nhà hay công ty theo quan điểm của ban tư vấn thì sẽ không ảnh hưởng gì tới quyền lợi khi đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế của bạn nhé.
Hiện nay trên thẻ BHYT không còn ghi giá trị sử dụng của thẻ. Vì vậy, nếu muốn biết chính xác thời hạn sử dụng của thẻ BHYT, người dân có thể tra cứu theo các cách sau:
Cách 1. Tra cứu trực tuyếnBước 1: Truy cập đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx
Bước 2: Nhập mã thẻ, Họ tên, Ngày tháng năm sinh
Bước 3: Ấn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và Tra cứu
Khi đó, hệ thống sẽ hiển thị về thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT, quyền lợi BHYT của người được tra cứu:
Cách 2. Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (1.000 đồng/tin nhắn)
Soạn tin nhắn với cú pháp: BH{dấu cách}THE{dấu cách}Mã thẻ BHYT gửi 8079
Ví dụ: Soạn BH THE HC4010110129425 gửi 8079
Kết quả trả về điện thoại:
– Mã thẻ BHYT;
– Nơi đăng ký KCB ban đầu;
– Giá trị sử dụng (Thời hạn sử dụng đến ngày bao nhiêu);
– Thời điểm đủ 05 năm liên tục.
Cách 3. Sử dụng VssID
Bước 1: Đăng nhập VssID
Bước 2: Chọn Thẻ BHYT
Bước 3: Xem thời hạn thẻ