Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm được nhiều người sử dụng khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của việc đặt cọc cũng như khi nào mình được hoàn trả tiền đặt cọc. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin về đặt cọc và các trường hợp được hoàn trả cọc theo quy định pháp luật nhé!
Đặt cọc là gì?
Bộ luật dân sự 2015 đã dành Điều 328 quy định về đặt cọc. Theo Khoản 1 Điều này quy định “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng“.
Mục đích của đặt cọc
Theo Khoản 3 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 quy định đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các trường hợp được hoàn trả tiền đặt cọc
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trong trường hợp mà hợp đồng không thể thực hiện được như đối tượng của hợp đồng không còn, hoặc chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân đã chết hoặc pháp nhân đã chấm dứt hoạt động… hoặc hợp đồng vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không hợp pháp… thì lúc đó các bên sẽ trao trả lại cho nhau những gì đã trao, bao gồm cả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng.
Trong trường hợp mà bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì có thể thỏa thuận với bên đặt cọc về việc hoàn trả tiền đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên nhận đặt cọc khi hoàn trả tiền cọc sẽ có thể bị phạt tiền đặt cọc.
Trong trường hợp mà bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì có thể thỏa thuận với bên nhận đặt cọc về việc hoàn trả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường, trong trường hợp này, bên đặt cọc thường sẽ mất cọc, trừ trường hợp thỏa thuận được với bên nhận đặt cọc về việc hoàn trả lại tiền cọc.
Mẫu biên bản hoàn trả tiền đặt cọc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–***———–
BIÊN BẢN HOÀN TRẢ TIỀN ĐẶT CỌC
Số: …./20…../THNC
Hôm nay, ngày …. Tháng… năm 20….; tại …………, Chúng tôi gồm :
BÊN A: BÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC (Sau đây được gọi là “Bên A”)
Ông:
CMND số:
Hộ khẩu:
Và vợ:
CMND số:
Hộ khẩu:
Là đồng sở hữu căn hộ số:……., tầng………, nhà …. , Khu đô thị …………….., quận……….., thành phố…………
BÊN B: BÊN GIAO TIỀN ĐẶT CỌC (Sau đây được gọi là “Bên B”)
Ông:
CMND số:
Hộ khẩu:
Và vợ:
CMND số:
Hộ khẩu:
Hai bên đã tiến hành lập Biên bản hoàn trả tiền đặt cọc theo Thoả thuận đặt cọc số …/ …./THNC, ngày …/…/20… và Biên bản giao nhận tiền đặt cọc số …/ …./THNC, ngày …/…/20… mà hai bên đã ký kết, với nội dung như sau:
- Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc do Bên A hoàn trả lại là: …….000.000 đồng (…… triệu đồng chẵn).
- Lý do hoàn trả tiền đặt cọc: Thoả thuận của các bên.
- Biên bản hoàn trả tiền đặt cọc này được lập thành 02 bản giống nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm bằng chứng.
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN ĐẶT CỌC (Ký, ghi rõ họ tên) |
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc
Bên đặt cọc có quyền và nghĩa vụ như sau:
Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;
Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc.
Chi phí hợp lý là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọ được sở hữu tài sản đặt cọc;
Một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật có liên quan.
Bên nhận đặt cọc có quyền và nghĩa vụ:
Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;
Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng;
Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;
Một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật có liên quan.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà mới năm 2022
- Tiền bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là bao nhiêu năm 2022?
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng đặt cọc theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Các trường hợp được hoàn trả tiền đặt cọc“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt cọc được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không chịu thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.
Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản đặt cọc có thể là:
– Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
– Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
– Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.