Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?

27/08/2021
Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?
815
Views

Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động; nó giúp người lao động chia sẻ bớt gánh nặng về vấn đề tài chính khi chưa tìm được việc làm. Vậy có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Xin chào Luật sư: Tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 54 tháng và được hưởng trợ cấp thất nghiệp 5 tháng. Tuy nhiên mới hưởng được 3 tháng thì tôi tìm được việc làm mới; và bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Thời gian bảo lưu là bao lâu? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư! Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật việc làm 2013

Nội dung tư vấn

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo khoản 4 điều 3 Luật việc làm: Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đặp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm; hỗ trợ người lao động học nghề; duy rì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Qũy bảo hiểm thất nghiệp.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 04 chế độ quyền lợi cho người tham gia (bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động, đó là:

– Trợ cấp thất nghiệp;

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

– Hỗ trợ học nghề;

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

Quyền lợi (1), (2), (3) sẽ được dành cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi đó, người sử dụng tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm

Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ khoản 2 điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH; các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:

Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đối với trường hợp này, sau khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động –Thương binh và Xã hội về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện trả hồ sơ cho người lao động.

Trường hợp sau 3 tháng kể từ ngày hết thời hạn trả kết quả mà người lao động không đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của 3 tháng nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đó đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để quản lý.

Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Đối với trường hợp này, Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đối với trường hợp này, Tổ chức BHXH căn cứ quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Xem thêm: Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

– Người lao động có việc làm.

– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

– Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

– Người lao động chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Người lao động bị tòa án tuyên bố mất tích.

– Người lao động bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Đối với trường hợp này, Tổ chức bảo hiểm xã hội căn cứ quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động thực hiện việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp vào sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thời hạn bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 45 Luật việc làm năm 2013 quy định như sau:

“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

Theo đó, hiện nay chỉ có quy định về cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng chứ không có giới hạn về vấn đề bảo lưu. Đồng nghĩa bạn thời gian 2 năm 10 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu vĩnh viễn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì cần tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ:
+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc;
+ Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (đối với công việc theo mùa vụ hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng);
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
– Sổ bảo hiểm xã hội. 

 Nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì địa phương nào mà mình muốn nhận.
Trường hợp đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu thì người lao động có thể chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Bất cứ người lao động hay người sử dụng lao động nào cũng nên biết đến những thông tin nêu trên để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân và doanh nghiệp mình.

3/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Trả lời