Khi đề cập tới nguyên tắc tức là nói đến phương hướng chỉ đạo, là nền tảng pháp lý xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Hệ thống pháp luật và hệ thống các ngành luật được chỉ đạo bởi các nguyên tắc có tính định hướng chung cơ bản.
Mỗi ngành luật đều có các nguyên tắc chỉ đạo và thậm chí trong từng vấn đề cụ thể thì phương hướng, đường lối được khái quát hóa bằng các nguyên tắc áp dụng rất quan trọng. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai hiện nay.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về đất đai
Đất đai ở Việt Nam trước hết là tài nguyên quốc gia, song không vì thể mà Nhà nước không chủ trương xác định giá đất làm cơ sở cho việc lưu chuyển quyền sử dụng đất trong đời sống xã hội. Đất đai hiện nay được quan niệm là một hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển đặc biệt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.
Việc xác định như vậy là phù hợp với xu hướng tập trung tích tụ đất đai vào tay người biết sản xuất, góp phần phân công lại lao động xã hội.
Các nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
Trải qua nhiều thời kỳ. chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có sự thay đổi căn bản; từ chỗ còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau; dần đã tiến hành quốc hữu hóa đất đai; và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
- Ở Việt Nam có sự tách bạch giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng trong quan hệ đất đai.
- Căn cứ theo Điều 53 Hiến pháp và Điều 4 Luật đất đai năm 2013
Nguyên tắc này dựa trên học thuyết Mác – Lenin về quốc hữu hóa đất đai hay còn gọi là xã hội hóa đất đai.
Tuy nhiên, dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất.
Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật
- Căn cứ tại Điều 54 Hiến pháp năm 2013 và Chương 2 của Luật đát đai năm 2013.
Quy hoạch đất đai là sự tính toán sản xuất; phân bổ đất đai của Nhà nước cho phù hợp ở từng địa phương tại mỗi thời điểm; và trong một khoảng thời gian nhất định.
Nguyên tắc này thể hiện chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa:
- Là người quản lý mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, trong đó có quản lí đất đai
- Là đại diện chủ sở hữu đai
- Là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất; và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên
Tuy nhiên; Nhà nước không thể cho phép các nhu cầu sử dụng đất phát triển một cách tự phát mà nó phải có kế hoạch; điều tiết phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Do đó; quy hoạch sử dụng đất là cơ sở khoa học của quá trình xây dựng các chiến lược về khai thác; sử dụng đất; là tiền đề cho việc thực hiện đúng đắn các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Cơ sở xây dựng nguyên tắc
- Do sự giảm sút đất nông nghiệp bởi cách sử dụng không hợp lý; chuyển đổi sang mục đích khác và do các yếu tố tự nhiên như lũ lụt, động đất, sạt lở,…
- Việc chuyển đất trồng lúa sang các loại hình khác từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thể hiện của nguyên tắc
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp; lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất
- Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp; hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa
- Khuyến khích mọi cá nhân và tổ chức khai hoang, phục hóa lấn biển; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp
Bên cạnh đó; việc hạn chế tới mức tối đa mọi hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất mục đích khác; thì việc khuyến khích mở rộng thêm từ vốn đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp là rất quan trọng.
Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm
Với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý; và tiết kiệm.
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân; vì thế cần tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước thu hồi đất
- Chế độ sở hữu toàn dân ra đời tồn tại hơn 40 năm. Điều đó có nghĩa là sự thay đổi chế độ sở hữu đất đai gây ra biến động xáo trộn về mặt kinh tế; chính trị, xã hội của đất nước.
Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai
Đất đai tự nhiên dưới bàn tay lao động vào sáng tạo của con người sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống; và mảnh đất đó thực sự có giá trị.
- Nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa biết khai thác; vừa cải tạo nó thì đất đai luôn mang lại hiệu quả kết tinh trong sản phẩm lao động của con người.
- Nuế con người bạc đãi thiên nhiên; tác động vào nó một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực.
Do đó, việc giữ gìn; bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo; và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật đất đai”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
+ Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử dụng đất.
+ NN thể hiện quyền năng thông qua xét duyệt và cải tạo sử dụng đất
+ Quy định về hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất
+ Quyết định cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất
+ Quyết định giá đất: thông qua các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, thuế, các khoản phí và lệ phí từ đất đai. Đây chính là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước .
+ Thừa nhận thị trường bất động sản đồng thời xây dựng một thị trường chính quy nằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước
Khi cần thiết phân phối lại đất phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng hoặc để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, Nhà nước thường thu hồi lại đất đai của các tổ chức và cá nhân.
– Đất đai được xem là một chính thể của đối tượng quản lý.
– Sự thống nhất về nội dung quản lý đất đai, coi đất là một tài sản đặc biệt, điều này quyết định những việc làm cụ thể của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình.
– Sự thống nhất về cơ chế quản lý, nhất là thống nhất trong việc phân công, phân cấp thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, từng vùng và trong những tình huống quản lý cụ thể, thống nhất này đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước về đất đai được nhất quán và không trùng sót.
– Thống nhất về cơ quan quản lý đất đai.