Các lỗi chủ phương tiện cần tránh khi di chuyển vào làn ETC

18/04/2022
Các lỗi chủ phương tiện cần tránh khi di chuyển vào làn ETC
529
Views

Với sự thuận tiện của trạm thu phí tự động, giúp cho các chủ phương tiện tiết kiệm thời gian chờ ở các trạm thu phí. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều chủ phương tiện phản ánh hiện tượng dù xe dán thẻ ETC nhưng khi qua trạm thu phí không dừng tại các trạm BOT vẫn không qua được trạm, phải trả tiền mặt trong khi tài khoản giao thông vẫn bị trừ tiền. Để tránh phiền toái, các chủ phương tiện cần lưu ý để tránh vấp phải các lỗi dưới đây khi di chuyển vào làn ETC? Để hiểu rõ vấn đề này, sau đây Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Các lỗi chủ phương tiện cần tránh khi di chuyển vào làn ETC”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Quy định về làn ETC

Làn thu phí không dừng ETC viết tắt của Electronic Toll Collection là trạm thu phí không dừng trên các trục đường quốc lộ cao tốc bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại. Đây là làn thu phí không dừng được bố trí trên các trục đường quốc lộ giúp tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, vì là làn không dừng nên cũng giúp nhà đầu tư BOT tiết kiệm chi phí in vé; chi phí nhân sự; bảo trì, đồng thời tránh thất thoát. 

Chủ xe cần đăng ký sử dụng dịch vụ bằng một tài khoản giao thông. Sau đó chủ xe sẽ được nhận một thẻ định danh E-tag để dán lên kính trước xe hoặc đèn trước xe. Thẻ E-tag sau khi dán lên xe; nếu người dùng cố tình hay vô ý bóc ra sẽ không thể dán lại để tái sử dụng; mà buộc phải dán thẻ mới. Để kích hoạt tài khoản ETC; chủ xe cần nạp tiền vào tài khoản thông qua các cách như: nạp trực tiếp, qua ứng dụng, ngân hàng, dùng thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại, ví điện tử…. 

Các lỗi chủ phương tiện cần tránh khi di chuyển vào làn ETC

Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã tăng mức phạt với nhiều vi phạm giao thông so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP trước đó; đối với các hành vi đi vào làn thu phí điện tử không dừng khi không đủ điều kiện. Các chủ phương tiện cần lưu ý các lỗi sau để khi qua trạm thành công; tránh bị xử phạt.

Phương tiện không dán thẻ thu phí không dừng; và không đủ tiền thanh toán trong tài khoản khi di chuyển qua làn ETC

Tại mỗi trạm thu phí đều có “làn ETC” và “làn hỗn hợp” dành cho phương tiện dán thẻ ePass/VETC dễ dàng hơn khi di chuyển qua các trạm thu phí mà không cần dừng xe để trả phí; tiết kiệm nhiên liệu và thời gian khi di chuyển. Tuy nhiên, có nhiều tài xế cho xe qua làn ETC dù không có dán thẻ thu phí; hoặc có tài khoản nhưng không đủ tiền thanh toán.

Theo Điểm c Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

“Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng.”

Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Do đó chủ phương tiện cần thực hiện những việc sau: đăng ký dịch vụ và dán thẻ ePass/VETC trước khi qua làn ETC tại 115 Trần Duy Hưng (19009080), các siêu thị ViettelStore và các trạm thu phí.

Trong đó lưu ý: chủ phương tiện không thoả hiệp với các đơn vị dán thẻ để tự dán vì các nhà cung cấp dịch vụ và các điểm dịch vụ có máy kiểm tra tín hiệu đọc thẻ; đảm bảo chất lượng thẻ; vị trí dán thẻ khi qua trạm.

Cùng với đó kiểm tra tài khoản và nạp tiền vào tài khoản giao thông. Đối với chủ phương tiện liên kết ViettelMoney thì kiểm tra liên kết và tiền trong tài khoản ViettelMoney. Đối với các phương tiện thẻ có dấu hiệu bong tróc; trầy xước mạnh có thể liên hệ hotline của 2 nhà cung cấp dịch vụ; ViettelStore hoặc các trạm thu phí để được thay thẻ.

Tốc độ di chuyển qua làn ETC quá nhanh, xe bám đuôi xe phía trước với khoảng cánh quá gần

Khi di chuyển qua làn ETC, nhiều chủ phương tiện bám buôi xe phía trước. Đặc biệt là xe tải dẫn đến việc cản tầm nhìn của hệ thống, không nhận diện được thẻ của phương tiện; dẫn đến barrier không mở, hoặc đang di chuyển thì barrier đóng lại.

Để tranh sự cố này, chủ phương tiện cần: duy trì tốc độ tối đa 40km/h khi qua làn ETC; duy trì khoảng cách tối thiểu 3-5m đối với xe phía trước để đảm bảo an toàn, tránh va chạm và không bị cản tầm nhìn của hệ thống nhận diện phương tiện; khi biển điện tử hiển thị biển số xe của phương tiện, đèn bật xanh thì di chuyển xe ra khỏi làn.

Phương tiện không qua được trạm, thu phí viên thông báo lí do hết tiền, lỗi thẻ,… mà tài khoản vẫn còn tiền, xe vẫn thường xuyên qua trạm bằng ETC bình thường

Trong quá trình di chuyển, nhiều chủ phương tiện phản ánh về việc thẻ dán đúng vị trí; di chuyển qua các trạm bằng ETC bình thường, nhưng thường xuyên gặp lỗi tại các tuyến: Pháp Vân – Cầu Giẽ; Vực Vòng; Liêm Tuyền; Cao Bồ; Becamex Bình Dương; Hoàng Mai – Nghệ An; Hà Nội – Bắc Giang, Gia Lai 1 & 2, … và được thông báo tài khoản hết tiền; thẻ lỗi mặc dù tài khoản còn tiền và xe vẫn di chuyển qua các điểm khác bình thường. Về tình huống này, chủ phương tiện không thực hiện thanh toán MTC nếu xe có đủ điều kiện; yêu cầu BOT kiểm tra lại và mở barrier cho phương tiện di chuyển.

Chủ phương tiện thanh toán MTC nhưng vẫn trừ tiền ETC

Trong một số trường hợp; hệ thống ETC của BOT hoặc nhà cung cấp dịch vụ gặp trục trặc dẫn đến việc thu phí viên yêu cầu thanh toán vé MTC (hình thức thu phí thủ công, sử dụng tiền mặt). Chủ phương tiện cần lưu ý thực hiện: không thanh toán vé MTC do tại các trạm đã triển khai ETC; 2 nhà cung cấp dịch vụ ePass và VETC đã thống nhất trừ tiền offline (trừ tiền sau), sau khi hệ thống được hiệu chỉnh và vận hành bình thường.

Nếu tài khoản ePass hoặc ViettelMoney đã trừ tiền cho lượt qua trạm (khách hàng nhận được tin nhắn hoặc thông báo trên app ePass) nhưng barrier không mở; nhân viên thu phí yêu cầu trả tiền mặt. Khách hàng cung cấp tin nhắn; hoặc thông báo trừ tiền và yêu cầu nhân viên vận hành tại trạm kiểm tra; và mở barrier cho xe qua không thay toán tiền mặt. (Trường hợp đã mua vé tháng ETC cũng tương tự)

Chủ phương tiện đăng ký dịch vụ của 2 nhà cung cấp dịch vụ đồng thời trên một phương tiện

Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải; mỗi phương tiện chỉ đăng ký dịch vụ của 01 nhà cung cấp dịch vụ ePass hoặc VETC. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có điểm dịch vụ gần với địa điểm mình ở/di chuyển để được hỗ trợ một cách nhanh và tốt nhất.

Chủ phương tiện cần lưu ý không thoả hiệp và đồng ý cho nhà cung cấp dịch vụ khác đăng ký dịch vụ khi chưa thực hiện HUỶ dịch vụ trước đó, nếu không sẽ có nguy cơ gặp lỗi khi di chuyển qua trạm do hệ thống khó nhận diện đúng phương tiện và tài khoản.

Xe đầu kéo không kéo theo container/kéo theo container 20fit bị thu phí tương đương khi kéo container/kéo theo container 20fit

Đối với xe đầu kéo; khi đấu nối hợp đồng ETC sẽ đấu nối loại 5 (loại cao nhất). Trong trường hợp khách hàng không kéo theo container; hoặc kéo theo container 20fit khi qua trạm cần thông báo cho nhân viên vận hành để điều chỉnh phí của giao dịch.

Phương tiện đã thực hiện hạ tải nhưng vẫn tính phí như chưa hạ tải

Đối với phương tiện thực hiện hạ tải sau khi đăng ký dịch vụ; chủ phương tiện cần liên hệ ngay tổng đài của 2 nhà cung cấp dịch vụ để điều chỉnh lại loại phương tiện tránh phát sinh sai phí.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Các lỗi chủ phương tiện cần tránh khi di chuyển vào làn ETC”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Điều khiển xe mà không có Đăng ký xe bị phạt như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 2 điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe theo quy định; hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng. Trước đây, lỗi này bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Bao nhiêu tuổi thì được điều khiển xe máy?

Theo khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008; thì độ tuổi được phép tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Vậy phải 16 tuổi trở lên mới có thể điều khiển xe máy với dung tích là 50cc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.