Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn là gì?

12/12/2022
Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn
561
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi mới mở một công ty TNHH một thành viên chuyên sản xuất miến khô ngũ sắc có nguồn gốc từ rau củ để phân phối trên địa bàn Hồ Chí Minh. Các khoản thu nhập từ việc sản xuất và kinh doanh của tôi phải chịu thuế TNDN, thuế GTGT và một số loại thuế khác đa phần tôi điều phải in hóa đơn khi giao dịch. Tuy nhiên, tôi nghe nói có các khoản chi phí hợp lý không cần in hóa đơn. Vậy các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn năm 2023 là gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC
  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Chi phí hợp lý được hiểu là gì?

Theo như khái niệm trên thì chi phí hợp lý bao gồm chi phí và tính hợp lý của những chi phí đó. Thông thường chi phí là những khoản chi tiêu mà chúng ta sử dụng để phục vụ cho những hoạt động sống của mình. Tuy nhiên khái niệm chi phí hợp lý như đã đề cập trên là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thực tế thì khi doanh nghiệp tiến hành những hoạt động thì cần những khoản chi phí, có thể kể đến là chi phí thuê mặt bằng kho bãi, chi phí chi phí cho việc mua sắm các trang thiết bị máy móc, chi phí thuê nhân công…

Như đã giới thiệu ở trên thì chi phí hợp lý dùng để khấu trừ đối với thuế thu nhập doanh nghiệp nên để đảm bảo tính công bằng và phù hợp thì pháp luật đã có những quy định cụ thể về điều kiện đối với chi phí hợp lý.

Căn cứ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“ a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì chi phí hợp để được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải là chi phí đáp đúng đủ các điều kiện: thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp; Khi mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thời điểm lập hóa đơn theo Nghị định 123

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ được quy định rõ như sau:

  • Thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa

Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

  • Thời điểm xuất hóa đơn khi cung cấp dịch vụ

Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; tư vấn giám sát; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; lập dự án đầu tư xây dựng).

Lưu ý: Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn

Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn
Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn

Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn dưới đây được căn cứ theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, sửa đổi tại TT 119/2014/TT-BTC; và Thông tư 96/2015/TT-BTC

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
    c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

Chi phí hợp lý không cần hóa đơn mang tính chất tiền lương, tiền công:

Đây là loại chi phí được áp dụng khá nhiều ở hầu hết các doanh nghiệp bởi tính linh hoạt, dễ xử lý và cũng xử lý được kha khá

  • Các khoản phụ cấp theo lương
  • Tiền ăn ca, ăn trưa: Chi tối đa 730.000đ/người/tháng
  • Phụ cấp điện thoại: Tùy thuộc vào từng cá nhân, phòng ban để đưa ra mức phụ cấp hợp lý.
  • Phụ cấp xăng xe: Chi trả tiền xăng xe phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm sử dụng mục đích cá nhân)
  • Phụ cấp trang phục: Chi tối đa 5.000.000đ/người/năm
  • Chi thưởng: Thưởng sang kiến, thưởng nv đạt thành tích tốt, nv có doanh số đột phá…
  • Công tác phí: Xây dựng mức khoán công tác phí tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, quy mô hoạt động
  • Các khoản chi mang tính phúc lợi như Ma chay, cưới hỏi, ốm đau, nghỉ mát…: Chi tối đa không quá 1 tháng lương bình quân trong năm.

Hồ sơ chứng từ:

  • Các khoản chi nêu trên đều phải thể hiện đầy đủ trên hợp đồng lao động, quy chế tài chính, quy chế lương-thưởng , thỏa ước lao động tập thể; Chứng từ ký nhận thanh toán đầy đủ;
  • Hồ sơ thanh toán lương phải đầy đủ: Bảng lương, Bảng chấm công, Chứng từ thanh toán lương, Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (nếu có)
  • Đối với công tác phí: Quyết định cử đi công tác; Giấy đi đường có xác nhận của nơi đến; Hóa đơn liên quan. Trường hợp chi trả theo mức khoản phải thể hiện đầy đủ trong quy chế, quyết định của công ty.

Chi phí hợp lý không cần hóa đơn: Khấu hao tài sản cố định

Chọn mức khấu hao tài sản cố định trong khung thấp nhất Ví dụ: Ô tô được khấu hao trong vòng 6-10 năm. Bạn có thể đăng ký khấu hao trong 6 năm để được chi phí tối đa.

Điều chỉnh lại thời gian phân bổ công cụ dụng cụ: Cần có quyết định của Giám đốc và các phòng ban về nhu cầu sử dụng, chất lượng CCDC đang sử dụng.

Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn đi thuê ngoài:

Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của từng đơn vị mà tận dụng các vị trí thuê ngoài: Lao công, Vận chuyển, Thuê ngoài làm theo vụ việc…
Chứng từ yêu cầu: Hợp đồng, Bảng thanh toán lương, Chứng từ thanh toán

  • Chi phí hợp lý không có hóa đơn tập hợp trên bảng kê
  • Chi phí thuê nhà, thuê văn phòng, các chi phí điện, nước liên quan: Khoản chi này phải có đầy đủ hợp đồng, chứng từ thanh toán có chữ ký của chủ nhà;
  • Chi phí mua nguyên vật liệu: cát, đá, sỏi, sản phẩm nông sản…: Khoản chi này phải có hợp đồng, chứng minh thư của cá nhân cung cấp, chứng từ thanh toán.

Tăng định mức: Khoản này có thể áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, vận tải, xây dựng. Tuy nhiên cần phù hợp với thực tế tiêu dùng

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Các khoản chi phí hợp lý không cần hóa đơn” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về công văn tạm ngừng kinh doanh Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Ví dụ về chi phí hợp lý?

– Chi phí thuê mặt bằng, kho bãi của doanh nghiệp
– Chi phí trả tiền công lao động
– Chi phí điện nước của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
– Chi phí mua thiết bị văn phòng phẩm
– Chi phí tiền thưởng cho người lao động
– Chi phí mua hàng hóa, nguyên liệu đầu vào

Điều kiện trở thành chi phí hợp lý?

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì những chi phí được xác định là chi phí hợp lý nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Hình thức của hóa đơn?

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau đây:
– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành
– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.