Chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là bao nhiêu?

12/12/2022
Chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
202
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi năm nay 28 tuổi, cư trú tại quận Hốc Môn, TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu và dự định mở một doanh nghiệp tư nhân chuyên về nhập khẩu trái cây các loại, vì thế tôi rất quan tâm đến các quy định về thuế, đặc biệt là thuế TNDN. Tôi nghe nói để tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thì phải chú ý đến các quy định về các khoản được miễn trừ khi tính thuế có đúng không? Vậy chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC

Thuế TNDN là gì theo quy định?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định thu nhập chịu thuế như sau

  • Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.” (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013)

Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).

Ai phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định người nộp thuế như sau:

  • Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
  • Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
  • Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
  • Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
  • Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
  • Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
  • Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
  • Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
  • Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.” ( được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013)

Chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì?

Chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì
Chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì?

Để biết được chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì thì bạn cần tìm hiểu về các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN mà sau đây Luật sư 247 sẽ trình bày cho bạn

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là những khoản chi nhằm tạo ra doanh thu trong kỳ, tương ứng với doanh thu trong kỳ.

Bao gồm:

  • Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động. Như : Tiền bảo hiểm, trợ cấp, phụ cấp theo quy định, đào tạo dạy nghề…
  • Chi phí vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu… chi phí cho hoạt động kinh doanh. Phù hợp định mức, tạo ra doanh thu trong kỳ
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra doanh thu trong kỳ
  • Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ
  • Chi trả lãi tiền vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
  • Chi phí cho bộ máy quản lý, hoặc phí quản lý nộp cấp trên theo quy định
  • Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp không được khấu trừ
  • Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.
  • Các khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường
  • Hàng hóa hư hỏng do hết date, do sinh hóa tự nhiên không được tính vào chi phí được trừ
  • Các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa có doanh thu
  • Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới…
  • Chi phí nghiên cứu phát triển thị trường
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá
  • Chi tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ giáo dục, y tế, thiên tai, làm nhà hỗ trợ người nghèo đúng đối tượng
  • Các khoản phạt hợp đồng
  • Các khoản trích lập dự phòng
  • Trích lập quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Lưu ý:

Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ những khoản chi không tương ứng với doanh thu trong kỳ sau:

Các khoản chi không tương ứng với doanh thu trong kỳ được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

  • Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp. Bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp. Chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp. Phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
  • Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật.
  • Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
  • Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Đã bao gồm thuế giá trị gia tăng
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn. Mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.Thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt .

Thanh toán không dùng tiền mặt, không phải chỉ là thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là gì?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tạm ngừng doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Mục đích áp dụng chính sách TNDN?

– Tạo cho nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp;
– Bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường;
– Thông qua ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam;
– Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay.

Các tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý?

NDN tạm tính quý là khoản thuế phát sinh trong quý mà doanh nghiệp phải tạm nộp. Theo quy định mới nhất hiện hành, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Thu nhập được miễn thuế TNDN bao gồm?

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV.
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.