Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

08/10/2021
2526
Views

Trong quá trình ký kết, thực hiện các hợp đồng trong thương mại, việc một bên vi phạm nghĩa vụ đã giao kết, thỏa thuận trong hợp đồng có thể dẫn đến ảnh hưởng, gây thiệt hại tới bên còn lại. Khi đó, bên bị ảnh hưởng, thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm một số trách nhiệm ràng buộc, như buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại,… Vậy có các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hợp đồng thương mại là gì?

Mặc dù trong Luật thương mại không có quy định cụ thể về hợp đồng thương mại; mà chỉ quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại; và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005); nhưng có thể hiểu khái niệm về hợp đồng thương mại như sau:

Hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng mà hình thức pháp lý của hành vi thương mại; là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân; hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi; chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có những điểm giống hợp đồng dân sự về bản chất. Bên cạnh đó, nó cũng có những đặc điểm riêng. Cụ thể:

  • Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng thương mại được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân.
  • Thứ hai, về hình thức, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết

Thứ ba, về đối tượng hợp đồng, tương tự như đối tượng của hợp đồng dân sự, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có đối tượng là hàng hóa hoặc dịch vụ

Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng
  • Phạt vi phạm
  • Buộc bồi thường thiệt hại
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng
  • Huỷ bỏ hợp đồng
  • Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thương mại là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp dồng phải tiếp tục chực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm.

Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là: có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm. Biểu hiện cụ thể của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên vi phạm; phải ngừng ngay việc vi phạm và thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng; hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện (tự sửa chữa khuyết tật cùa hàng hoá, thiếu sót của địch vụ, mua hàng hóa; nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng…); và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.

Những trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm thoả thuận gia hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc thỏa thuận thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác, không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Phạt hợp đồng

Phạt hợp đổng trong thương mại là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng; theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định; do pháp luật quy định; hoặc do các bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Chế tài phạt hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt; tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng; phòng ngừa hành vi vi phạm hợp đồng. Với mục đích như vậy, phạt hợp đồng là hình thức dược áp dụng một cách phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng.

Theo Luật Thương mại, chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng nếu (trong hợp đồng có thoả thuân về việc áp dụng chế tài này). Mặt khác, để áp dụng hình thức chế tài phạt hợp đồng, cần có hai căn cứ là:

+ Có hành vi vi phạm hợp đổng;

+ Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại

Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng. Với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra. Theo Luật Thương mại năm 2005, để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có các căn cứ sau:

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng;

+ Có thiệt hại thực tế;

+ Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại;

+ Có lỗi của bên vi phạm (không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật)

Tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đổng trong thương mại là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng trong thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng trong thương mại là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi hợp đồng trong thương mại bị đình chỉ thực hiện; thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán; hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

Huỷ bỏ hợp đồng trong thương mại là sự kiện pháp lý; mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị huỷ bỏ và không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Huỷ bỏ hợp đồng có thể là huỷ bỏ một phần hợp đồng hoặc huỷ bò toàn bộ hợp đồng. Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ của hợp đồng; các phần còn lại trong hợp đồng vần có hiệu lực. Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện các nghĩa vụ đối với toàn bộ hợp đồng. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ toàn bộ; hợp đồng đó được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng là bao nhiêu?

Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật (các bên có quyền thoả thuận về mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt do pháp luật quy định). Theo Luật Thương mại năm 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng múc phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đổng bị vi phạm.

Có được thực hiện biện pháp khác thay vì buộc thực hiện đúng hợp đồng?

Theo Luật Thương mại (Điều 297), khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Miễn trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là gì?

Miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo luật quy định.
 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận