Chào Luật sư năm nay con gái tôi chuẩn bị bước vào năm nhất đại học. Tôi đang nghiên cứu chọn trường cho cháu nhưng vẫn chưa quyết định được. Con tôi có định hướng học các khối ngành kinh tế vì cháu thích kinh doanh buôn bán. Dù là học sinh nhưng cháu đã cố gắng bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên các trường đại học hiện nay có phải đều là đơn vị sự nghiệp công lập không? Học phí của các trường đại học là đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay như thế nào? Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam được quy định ra sao? Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi, về vấn đề Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Hiện nay quy định về đơn vị sự nghiệp công lập được nhiều người quan tâm. Các đơn vị này chủ yếu là những trường đại học có nhiệm vụ đào tạo về giáo dục, thực hiện đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ra những chủ thể có năng lực. Vậy đơn vị sự nghiệp công lập còn là chủ thể nào không? Đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay là:
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân và cung cấp các dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (định nghĩa được nêu tại khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức năm 2010).
Ngoài đơn vị sự nghiệp công lập trong nước thì khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP còn định nghĩa về đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài.
Theo đó, đây là cơ quan thuộc Bộ, ngang Bộ hoặc thuộc cơ quan của Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và đặt trụ sở ở nước ngoài.
Trong đó, để được coi là có tư cách pháp nhân, tổ chức, đơn vị cần phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
- Có cơ cấu tổ chức: Có cơ quan điều hành và các cơ quan khác.
- Có tài sản độc lập với cá nhân hoặc pháp nhân khác;
- Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Được nhân danh mình một cách độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật…
Có thể lấy ví dụ cụ thể về đơn vị sự nghiệp công lập là trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là cơ sở đào tạo bậc đại học, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp.
Cụ thể tại Điều 1 Quyết định 1902/QĐ-TTg, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp gồm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà Xuất bản Tư pháp, trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, trường Trung cấp Luật Vị Thanh; trường Trung cấp Luật Thái Nguyên; trường Trung cấp Luật Đồng Hới; trường Trung cấp Luật Tây Bắc.
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những loại hình nào?
Đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay gồm 02 loại chính là đơn vị được quyền tự chủ về tất cả các lĩnh vực và đơn vị không được tự chủ hoàn toàn. Vậy đặc điểm của 02 loại đơn vị sự nghiệp công lập này là gì và đâu là nhân tố để phân biệt được đơn vị sự nghiệp công lập đã được phân loại như trên? Câu trả lời cho vấn đề này được thể hiện là:
Tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức năm 2010, đơn vị sự nghiệp công lập gồm các loại hình sau đây:
– Được giao quyền tự chủ: Là đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
– Chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn: Ngược lại với loại hình ở trên, đơn vị sự nghiệp công trong trường hợp này chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
Riêng về mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP chia thành các nhóm sau đây:
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đây là đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt đồng thường xuyên dưới 10% hoặc không có nguồn thu sự nghiệp.
Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam được quy định ra sao?
Hiện nay Việt Nam có nhiều đơn vị sự nghiệp công lập. Tùy vào điều kiện của mỗi nơi mà thành lập được các đơn vị sự nghiệp công lập khác nhau. Ai sẽ được thẩm quyền thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định? Đơn vị sự nghiệp công lập nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay gồm những đơn vị nào? Lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập có phụ cấp không? Danh sách của các đơn vị này là:
Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể danh sách đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Với từng địa phương khác nhau, căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá để xác định các đơn vị sự nghiệp công lập khác nhau.
Có thể ví dụ như đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp huyện. Thông thường tại cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Đài truyền thanh, truyền hình huyện, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, trung tâm phát triển quỹ đất, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm dịch vụ đôi thị, trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, thư viện, trung tâm văn hoá – thể thao huyện…
Tuỳ vào từng điều kiện của từng địa phương mà có huyện sẽ có đầy đủ các đơn vị sự nghiệp nêu trên, có huyện sẽ không có đầy đủ các đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên
Quy định về xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Để phân loại và đánh giá được tình hình hoạt động, kết quả của các đơn vị sự nghiệp công lập thì hiện nay có quy định về việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập. Việc quy định về xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập có ý nghĩa như thế nào? Có bao nhiêu quy định về việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập? Cụ thể vấn đề này như sau:
Một điều nữa giống như những cơ sở nhà nước, UBND thì những cán bộ công chức thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân như làm thủ tục đất đai dựa theo luật tranh chấp đất đai mới nhất, làm sổ đỏ,.. đều sẽ được xếp hạng để đánh giá hiệu quả. Những đơn vị sự nghiệp công lập cũng vậy căn cứ vào tiêu chí đánh giá để có thứ hạng xếp hạng phù hợp.
Việc xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg. Theo đó, việc xếp hạng thực hiện như sau:
– Thời hạn xếp lại hạng: 05 năm kể từ ngày có quyết định xép hạng lần trước. Ngoài ra, có thể rút ngắn thời gian và được xếp lại vào hạng liền kề trong trường hợp đặc biệt và đơn vị sự nghiệp công lập liên tục bảo đảm đạt tiêu chí cao hơn.
– Nhóm tiêu chí xếp hạng:
- Nhóm tiêu chí về quy mô tổ chức, khối lượng công việc;
- Nhóm tiêu chí về cơ cấu, trình độ lao động và độ phức tạp quản lý;
- Nhóm tiêu chí về hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị công nghệ, phương tiện làm việc;
- Nhóm tiêu chí về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, kết quả hoạt động có thu và mức độ đáp ứng nhu cầu phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; phát huy vai trò, tác dụng thực tế.
– Gồm 11 hạng: Hạng đặc biệt, hạng một, hạng hai, hạng ba, hạng bốn, hạng năm, hạng sáu, hạng bảy, hạng tám, hạng chín, hạng mười.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư 247 với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam được quy định ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật tranh chấp đất đai mới nhất…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Đảm bảo đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
– Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại.
– Khi được thành lập mới, đơn vị sự nghiệp công lập phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư trừ trường hợp thành lập để cung ứng dịch vụ sự nghẹp công cơ bản, thiết yếu. Riêng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư thì phải đảm bảo hai tiêu chí này.
– Giải thể hoặc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả nhưng không được làm tăng số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đã cấp, đảm bảo đúng số lượng cấp phó và thực hiện tinh giản biên chế.
Về việc tổ chức bộ máy trong đơn vị sự nghiệp công lập, Điều 6 Nghị định 120 nêu rõ:
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị thuộc và trực thuộc theo Đề án tựu chủ đã được phê duyệt, đảm bảo phù hợp chức năng, nhiệm vụ, tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn.
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi đáp ứng tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn (với đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành) và xây dựng phương án sắp xếp lại (đơn vị cấu thành).
Mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành:
– Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (mức tự chủ tài chính bằng hoặc lớn hơn 100%);
– Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên: Tự chủ tài chính bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư.
– Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Mức tự chủ tài chính từ 10% đến dưới 100%.
– Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Mức tự chủ tài chính dưới 10%.