Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS thế nào?

13/11/2023
Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS thế nào?
397
Views

Chào Luật sư tôi đang là giáo viên dạy tiếng anh cấp trung học cơ sở. Tôi mới thi đậu biên chế cách đây vài tháng. Dạo gần đây tôi đang nghe xôn xao chuyện giáo viên được chuyển hạng. Có thông tư mới ban hành về việc chuyển hạng giáo viên THCS. Vậy thông tư Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS quy định về nội dung gì? Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS áp dụng cho những đối tượng nào? Tải xuống Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS ở đâu theo quy định? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS thế nào?

Hiện nay đã có quy định mới về việc chuyển hạng giáo viên THCS. Tuy nhiên những điều kiện đặt ra khi chuyển hạng, quy định về việc chuyển hạng thực hiện bằng cách nào thì cũng còn nhiều người vẫn còn chưa biết đến. Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS mới nhất hiện nay được quy định như sau:

Từ 21/3/2021, khi Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được ban hành và có hiệu lực, việc chuyển xếp hạng tương đương của giáo viên THCS được thực hiện theo hướng dẫn như sau:

– Đạt tiêu chuẩn của hạng mới

  • Hạng 3 cũ bổ nhiệm vào hạng 3 mới.
  • Hạng 2 cũ được bổ nhiệm vào hạng 2 mới
  • Hạng 1 cũ được bổ nhiệm vào hạng 1 mới

– Chưa đạt tiêu chuẩn của hạng mới

  • Hạng 2 cũ chưa đạt chuẩn bổ nhiệm vào hạng 3 mới. Sau khi đạt chuẩn của hạng 2 mới thì được bổ nhiệm vào hạng 2 mới mà không cần thăng hạng.
  • Hạng 1 cũ chưa đạt chuẩn bổ nhiệm vào hạng 2 mới. Sau khi đạt chuẩn của hạng 2 mới thì được bổ nhiệm vào hạng 1 mới mà không phải thăng hạng.

– Chưa đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo: Hạng 3 cũ chưa đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giữ nguyên hạng 3 cũ, áp dụng lương của viên chức loại A0 cho đến khi đạt chuẩn thì bổ nhiệm vào hạng 3 mới hoặc nghỉ hưu.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc chuyển hạng theo quy định này khiến cào bằng việc chuyển hạng giữa giáo viên lâu năm và giáo viên mới được tuyển dụng.

Nhiều giáo viên lâu năm đã giữ hạng cũ trong một thời gian dài cũng sẽ được bổ nhiệm sang hạng mới như giáo viên mới được tuyển dụng hoặc giáo viên có thời gian giữ hạng cũ thấp hơn.

Do đó, tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi các Thông tư liên quan đến giáo viên các cấp nói chung trong đó có giáo viên THCS nói riêng đã có quy định mới về chuyển hạng giáo viên THCS từ 30/5/2023 như sau:

– Đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo

  • Hạng 3 cũ được bổ nhiệm vào hạng 3 mới
  • Hạng 2 cũ được bổ nhiệm vào hạng mới nếu có tổng thời gian giữ hạng 3 cũ và hạng 2 cũ hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không tính thời gian tập sự).
  • Hạng 1 cũ được bổ nhiệm vào hạng 1 mới

– Chưa đáp ứng điều kiện để được bổ nhiệm: Tiếp tục giữ hạng, mã số, hệ số lương của hạng hiện giữ cho đến khi đáp ứng sẽ được bổ nhiệm vào hạng tương ứng mà không phải xét tuyển.

– Chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo nhưng không thuộc đối tượng nâng chuẩn đào tạo thì tiếp tục giữ hạng, mã số, hệ số lương hiện giữ cho đến khi nghỉ hưu.

Như vậy, ở quy định mới, giáo viên THCS hạng 2 cũ phải có thể điều kiện là giữ hạng 2 cũ hoặc hạng 3 cũ từ đủ 09 năm trở lên. Quy định này nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho giáo viên THCS lâu năm cũng như đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong việc tuyển dụng giáo viên THCS.

Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS thế nào?

Bổ sung quy định về chuẩn trình độ với một số giáo viên THCS

Hiện nay với quy định mới tại Thông tư 08 đã có những bổ sung thích hợp về trình độ với một số giáo viên trung học cơ sở. Điều này áp dụng đối với một số môn học nhất định, đảm bảo trình độ người dạy là phù hơp với nội dung giảng dạy cho học sinh. Có những ưu đãi nào dành cho giáo viên THCS hiện nay? Những bổ sung quy định về chuẩn trình độ với một số giáo viên THCS hiện nay gồm có:

Ngoài quy định mới về chuyển hạng giáo viên THCS từ 30/5/2023, Thông tư 08 còn bổ sung quy định về việc xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo với giáo viên trung học cơ sở trong một số trường hợp cụ thể tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như sau:

– Giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lý thì phải có:

  • Bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Lịch sử/Địa lý.
  • Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Lịch sử, Địa lý và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

– Giáo viên được phân công dạy môn Khoa học tự nhiên thì phải có:

  • Bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên Khoa học tự nhiên hoặc Vật lý hoặc Hoá học hoặc Sinh học.
  • Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp môn Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hoá học, Sinh học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

– Giáo viên được phân công dạy môn Công nghệ phải có:

  • Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành đào tạo giáo viên Công nghệ hoặc Kỹ thuạt công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp.
  • Bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

– Giáo viên được phân công dạy môn Nghệ thuật gồm Âm nhạc, Mỹ thuật thì phải có:

  • Bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên về Nghệ thuật hoặc Âm nhạc hoặc Mỹ thuật trở lên.
  • Bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sự phạm dành cho giáo viên THCS.

Điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ra sao?

Hiện nay những điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được quy định mới. Nếu ai đang là giáo viên và có mục tiêu sẽ thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì cần nghiên cứu quy định này để có đầy đủ điều kiện để được công nhận. Những quy định cụ thể điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên hiện nay như sau:

Đối với giáo viên mầm non

Quy định cũQuy định mới
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Đối với giáo viên tiểu học

Quy định cũQuy định mới
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạngTính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng

Đối với giáo viên trung học cơ sở

Quy định cũQuy định mới
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Đối với giáo viên trung học phổ thông

Quy định cũQuy định mới
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (mã số V.07.05.13) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.Tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm những gì?

Sau khi tìm hiểu về tiêu chí và điểu kiện để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì việc tiếp theo chính là nộp hồ sơ đăng ký. Vậy cần chuẩn bị hồ sơ này gồm những gì và chuẩn bị trước bao lâu là được? Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm những vấn đề cần được lưu ý như sau:

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên bao gồm:

  1. Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
  2. Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
  3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
    Trường hợp viên chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học;
    Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì được miễn chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;
  4. Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thông tư chuyển hạng giáo viên THCS thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm mấy môn?

Theo Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp có các môn sau:
– Môn kiến thức chung.
– Môn ngoại ngữ:
– Môn tin học:
– Môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Giáo viên nào được tăng phụ cấp ưu đãi? 

Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh).

Cách tính mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo thế nào?

Căn cứ Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về cách tính mức phụ cấp dành cho các giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.