Các doanh nghiệp tự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sao không?

22/11/2021
Các doanh nghiệp tự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sao không?
548
Views

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc. Tôi làm trong ngành vận tải. Do tình hình chung của dịch Covid dẫn đến những tổn thất nặng nề. Các công ty trong cùng một ngành cũng lao đao và khốn đốn. Do đó, tôi nghĩ rằng việc họp các doanh nghiệp trong cùng một ngành lại là một ý tưởng tốt.

Trong cuộc họp đó, chúng tôi có thể trao đổi và đưa ra ý kiến. Nếu thuận lợi, chúng tôi có thể thỏa thuận được việc nâng giá hoặc ấn định giá bán. Điều này sẽ giúp chúng tôi tăng tỉ suất lợi nhuận trong thời buổi khó khăn. Đồng thời, giảm mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Tôi biết rằng việc này có thể gây tác động không tốt cho người tiêu dùng và có thể là nền kinh tế. Do đó, tôi muốn hỏi xem ý kiến của luật sư. Các doanh nghiệp tự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sao không?

Cảm ơn câu hỏi và tình huống của Anh/Chị. Hãy cùng Luật sư X tìm ra lời giải đáp cho vấn đề trên nhé. 

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Hạn chế cạnh tranh là gì?

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức. Thỏa thuận này gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Trong đó, tác động hạn chế cạnh tranh khá đa dạng. Bao gồm tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp tự thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có sao không?

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thể hiện một cách rất đa dạng. Điều 11 luật cạnh tranh quy định về các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.

2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.

3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Xét về hành vi Anh/Chị muốn làm là ấn định giá bán. Đây được xem như một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Căn cứ theo khoản 1 điều 12 Luật cạnh tranh 2018, đây là hành vi bị cấm nếu thỏa thuận này nằm trong thị trường liên quan. 

Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

Vậy còn phải xác định thỏa thuận của các doanh nghiệp có trong cùng thị trường liên quan hay không. Nếu có thì đây là hành vi bị cấm. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ 

Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Điều kiện bảo hộ với sáng chế là gì theo quy định của pháp luật?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vụ việc cạnh tranh là gì?

Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh là gì?

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Xác định thị trường liên quan như thế nào?

Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận