Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào?

23/05/2023
Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào?
270
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoàng Thế Khánh, hiện nay tôi đang làm việc tại một công ty kinh doanh đồ nhập khẩu. Vừa rồi không may tôi phát hiện mình bị zona thần kinh ở khắp lưng và tôi đang dự định xin nghỉ vài ngày đỡ chữa trị bệnh. Tuy nhiên tôi đang có đôi chút thắc mắc ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của bản thân, đó là không biết bệnh của tôi có phải là bệnh được nghỉ hưởng BHXH hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014 
  • Thông tư 46/2016/TT-BYT

Nghỉ bệnh hưởng BHXH là gì?

Chế độ nghỉ bệnh hưởng BHXH hay nghỉ ốm hưởng BHXH (chế độ ốm đau) được hiểu khi người lao động bị ốm đau, bệnh tật sẽ được hưởng trợ cấp do cơ quan BHXH chi trả.

Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội đảm bảo thu nhập cho người lao động, hỗ trợ một phần kinh phí để họ chữa trị và sớm quay lại làm việc.

Hiện nay có tất cả mấy loại BHXH?

Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào?
Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào?

Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào?

Bất kể người nào khi đến một thời điểm sẽ gặp các bệnh từ bên trong lẫn ngoài cơ thể. Và trong quá trình chữa trị để quyền lợi của bản thân được đảm bảo thì sẽ sử dụng đến BHXH, tuy nhiên không phải tất cả các bệnh đều nằm trong diện được nghỉ hưởng BHXH mà chỉ có một số bệnh nhất định đã được quy định rõ. Hiện nay, tại Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT, cụ thể bao gồm 332 bệnh như sau:

TTDanh mục bệnh theo các chuyên khoaMã bệnh theo ICD 10
IBệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
1.Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan)A06
2.Tiêu chảy kéo dàiA09
3.Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứngA15 đến A19
4.Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM (Trực khuẩn có ở khắp mọi nơi kể cả da, hạch, phổi)A15.3
5.Bệnh WithmoreA24.4
6.Bệnh nhiễm BrucellaA23
7.Uốn ván nặng và di chứngA35
8.Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứngA30, B92
9.Di chứng do lao xương và khớpB90.2
10.Viêm gan vi rút B mạn tínhB18.1
11.Viêm gan vi rút C mạn tínhB18.2
12.Viêm gan vi rút D mạn tínhB18.8
13.Viêm gan E mãn tínhB18.8
14.

Xem toàn bộ Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT

Thời gian hưởng BHXH đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định như thế nào?

Vấn đề thời gian hưởng BHXH hay nói rõ ràng hơn là hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày là một vấn đề rất được nhiều người quan tâm, bởi đây là tình trạng có rất nhiều người lao động đã gặp phải trong quá trình làm việc, và để trả lời cho câu hỏi đó thì căn cứ theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn cụ thể hơn về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn cụ thể như sau:

– Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn cụ thể như sau:

+ Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau:

++ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

++ Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng.

Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.

Ví dụ 5: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 1 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn nhưng tối đa là 1 năm.

Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày). Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm (thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các bệnh được nghỉ hưởng BHXH gồm những bệnh nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế có được hưởng BHXH không?

Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
Để được thanh toán chế độ ốm đau, giấy nghỉ ốm hưởng BHXH được cấp phải hợp lệ. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
–  Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp (Trong đó người ký giấy nghỉ ốm phải thực hiện theo phân công của người đứng đầu cơ sở y tế).
– Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở y tế.
– Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Như vậy, nếu Trạm y tế mà người lao động xin giấy nghỉ ốm được cấp phép hoạt động cấp thì việc xin giấy nghỉ ốm tại trạm y tế mới được giải quyết chế độ bảo hiểm.

Có những phương thức đóng BHXH tự nguyện nào?

Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng;
+ 03 tháng một lần;
+ 06 tháng một lần;
+ 12 tháng một lần;
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện gồm những gì?

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.