Cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng được không?

03/10/2023
Cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng có được không?
368
Views

Ủy quyền là một thuật ngữ pháp lý khá quen thuộc. Ủy quyền được hiểu đơn giản là bên được ủy quyền sẽ thực hiện những nghĩa vụ nhân danh bên ủy quyền. Phạm vi và thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận. Hiện nay, có nhiều trường hợp ủy quyền như ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa án, ủy quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp, ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Vậy cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng có được không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng có được không?

Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thì chỉ những cá nhân thuộc trường hợp luật định thì mới được ủy quyền. Theo quy định hiện hành, chỉ có 03 trường hợp cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân, trong đó cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp được ủy quyền. Để biết được cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng có được không, quy định pháp luật tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP sẽ nêu rõ.

Căn cứ theo điểm d2 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập khi thuộc những trường hợp sau đây:

(1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.

  • Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.

(2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

(3) Cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp nếu cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân.

Lưu ý: Trường hợp này tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.

Như vậy, nếu cá nhân làm việc dưới 12 tháng thì vẫn có thể ủy quyền quyết toán thuế TNCN nếu thuộc một trong 02 trường hợp sau:

  • Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế;
  • Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế. Đồng thời, có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác nhưng bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng có được không?
Cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng có được không?

Mẫu Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN bao gồm những nội dung gì?

Khi đã xác định được cá nhân nước ngoài được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thì người được ủy quyền cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quyết toán. Theo đó, trong bộ hồ sơ quyết toán sẽ có những giấy tờ cần thiết theo quy định pháp luật, trong đó có giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là nội dung của giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ theo Mẫu số 08/UQ-QTT-TNCN Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY UỶ QUYỀN

QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Năm ……….

Tên tôi là: ……………………………………………………………..

Mã số thuế: ……………………………………………………..…….

Năm …………… tôi thuộc diện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau :

(1) Tôi chỉ có thu nhập chịu thuế tại Công ty/đơn vị ……………………………… và thực tế tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân tôi đang làm việc tại Công ty/đơn vị đó;

(2) Tôi thuộc diện được điều chuyển từ Công ty/đơn vị …………………………… (Công ty/đơn vị cũ) đến Công ty/đơn vị ……………………………… (Công ty/đơn vị mới) do sáp nhập/ hợp nhất/chia/tách/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và 2 Công ty/đơn vị này trong cùng một hệ thống;

 (3) Tôi có thu nhập chịu thuế tại Công ty/đơn vị…………………  và có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng /tháng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ tại nguồn và không có nhu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai.

 Đề nghị Công ty/đơn vị ……………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………..(Mã số thuế:………………….) thay mặt tôi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm ……….. với cơ quan thuế.

Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tôi không thuộc được ủy quyền quyết toán thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

……, ngày ……. tháng ……. năm …….

                                        NGƯỜI UỶ QUYỀN

                                     (Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú : Trường hợp nhiều người lao động tại cùng tổ chức trả thu nhập có ủy quyền quyết toán cho tổ chức đó thì lập mẫu này kèm theo Danh sách ủy quyền quyết toán thuế TNCN  bao gồm các thông tin : Họ và tên, Mã số thuế, trường hợp được ủy quyền (1) (2) (3) nêu trên, Ký tên .

Trường hợp nào người lao động không phải quyết toán thuế TNCN?

Bên cạnh quy định những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì pháp luật còn quy định những người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là quy định cụ thể về trường hợp người lao động có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế nhưng không phải quyết toán.

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Công văn 883/TCT-DNNCN năm 2022 hướng dẫn về việc quyết toán thuế TNCN thì cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong các trường hợp sau đây sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân:

  • Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân và không phải nộp hồ sơ miễn thuế.

Trường hợp kỳ quyết toán từ năm 2019 trở về trước đã quyết toán trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì không xử lý hồi tố;

  • Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
  • Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này.

Khuyến nghị

Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Cá nhân nước ngoài ủy quyền quyết toán dưới 12 tháng có được không? đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào người nước ngoài được ủy quyền quyết toán thuế?

Điểm d khoản 6 Điều 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN ngày 12/3/2021 quy định người nước ngoài được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân nếu thuộc trường hợp sau:
(1) Cá nhân nước ngoài có thu nhập từ tiền lương, tiền công mà ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại 01 nơi và thực tế đang làm việc tại nơi đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
(2) Cá nhân nước ngoài là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì cá nhân đó được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới.
(3) Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại 01 nơi và thực tế đang làm việc tại nơi đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thu nhập cá nhân (kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm); đồng thời có thu nhập vãng lai ở nơi khác mà bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

Khi nào phải trực tiếp khai quyết toán thuế?

Căn cứ điểm d khoản 6 Điều 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương trực tiếp khai quyết toán thuế với cơ quan thuế khi thuộc trường hợp dưới đây:
(1) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:
– Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán thuế của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
– Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp thuế mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo;
(2) Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên < 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
(3) Cá nhân người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Trường hợp cá nhân chưa làm thủ tục quyết toán với cơ quan thuế thì thực hiện ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thuế thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nộp thừa của cá nhân.
Lưu ý: Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế thuế thì tổ chức trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế của tổ chức trả thu nhập, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: 
“Công ty…đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà….(theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự)…của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Cách xác định người nước ngoài là cá nhân cư trú như thế nào?

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
Điều kiện 2: Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam thuộc một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Có nơi ở thường xuyên theo quy định pháp luật về cư trú (nơi ở thường trú ghi hoặc nơi ở tạm trú theo Thẻ thường trú, thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấ).
Trường hợp 2: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở, thời hạn các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.