Cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự?

09/10/2021
Cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự?
1950
Views

Đương sự là gì? Vụ án dân sự là gì? Cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự? Đương sự là cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì giải quyết như thế nào?

Đường sự là một chủ thể không thể thiếu trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có quyền tham gia vào các hoạt động tố tụng; việc đương sự tham gia tố tụng vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ. Tuy nhiên, pháp luật đã có những quy định nào để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp khi đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Sau đây, Luật sư 247 sẽ giải đáp vấn đề này:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015

Vụ án dân sự là gì? Thế nào là giải quyết vụ án dân sự?

Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự; mà theo quy định pháp luật thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền; nhằm yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Giải quyết vụ án dân sự là việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

Giải quyết vụ án là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét; ra quyết định xử lý về vụ án. Trong tố tụng dân sự, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Đương sự là gì? Đương sự chết?

Theo Khoản 1 Điều 68 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Vậy có thể hiểu, đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng; lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

“Chết” là sự kiện tự nhiên làm chấm dứt sự sống của một người. Khi chấm dứt sự sống cũng coi như chấm dứt chấm dứt các quan hệ về tài sản; về nhân thân của người đó với những người khác. Đối với những nghĩa vụ mà người đó chưa thực hiện thì người thừa kế của người đó có nghĩa vụ phải thực hiện; trừ những nghĩa vụ về nhân thân. Đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự; xét về khía cạnh pháp lý đã chấm dứt các quan hệ về tài sản, nhân thân của người đó với những người khác. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án dân sự không vì thế mà dừng lại hoặc bị đình chỉ.

Trường hợp đương sự chết ở sơ thẩm

– Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 một trong những trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là: “Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó”.

Khi cá nhân chết thì cũng đồng nghĩa với việc quyền; nghĩa vụ tố tụng của họ cũng có nguy cơ chấm dứt nếu như không có người kế thừa. Sự kiện pháp lý này sẽ làm cho quá trình tố tụng bị gián đoạn; không chỉ gây ảnh hưởng đến đương sự; mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các đương sự khác có liên quan trong vụ án; do đó cần phải có người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ.

– Người thừa kế sẽ là người tiếp tục tham gia tố tụng dân sự

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”.

Vậy nếu có người thừa kế; thì người thừa kế này sẽ là người tiếp tục tham gia tố tụng dân sự khi có nhu cầu. Bản án của Tòa án sẽ không bị ảnh hưởng về việc quyết định bên thắng kiện; nhưng sẽ có thay đổi về thông tin của bên bị đơn.

– Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Theo điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;”. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình; Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự trong trường hợp này không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó. Nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.

Trường hợp đương sự chết ở phúc thẩm

– Tạm đình chỉ xét xử vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án

Căn cứ Điều 295 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tại phiên tòa phúc thẩm, việc tạm đình chỉ; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Bộ luật này. Từ quy định này và các điều luật dẫn chiếu cho thấy, khi cá nhân chết mà không có ai kế thừa quyền; nghĩa vụ tố tụng cá nhân đó thì sẽ tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án. Hoặc trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không ai thừa kế; thì Tòa án phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án.

– Hủy bản án sơ thẩm hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật
Tố tụng dân sự. Mà trường hợp đương sự là cá nhân chết thuộc Điều 217; nên khi Tòa án phúc thẩm giải quyết vụ án có thể hủy bản án sơ thẩm hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án dân sự có đương sự là cá nhân chết

Thứ nhất, bồi dưỡng cán bộ nghành tòa án

Việc thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về tạm đình chỉ; đình chỉ giải quyết vụ án dân sự còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành Tòa án; vừa nắm vững chuyên môn vừa có đạo đức nghề nghiệp đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, bổ sung nhân lực, tăng cường trao đổi kinh nghiệm

Áp lực về số lượng; chất lượng các vụ án cần được giải quyết với các Thẩm phán là tương đối lớn; thiếu các thẩm phán có trình độ chuyên môn tại các vung núi, hải đảo, vùng có đều kiện kinh tế khó khăn. Do đó, cần bổ sung nguồn nhân lực; tăng cường mở các khóa bồi dưỡng về chuyên môn; nghiệp vụ tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm xét xử giữa các thẩm phán.

Thứ ba, tạm đình chỉ mà không tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án

Nếu đương sự là cá nhân tham gia tố tụng chết thì Tòa án có thể vận dụng quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật, vừa có quan hệ tài sản; vừa có quan hệ nhân thân thì Tòa có thể tiến hành đình chỉ giải quyết yêu cầu đối với quan hệ nhân thân; tạm đình chỉ đối với giải quyết quan hệ tài sản mà không tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án.

Các bạn có thể xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tòa án thụ lý những tranh chấp nào?

Những vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:
– Tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015.
– Tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 BLTTDS 2015.
– Tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định tại Điều 30 BLTTDS 2015.
– Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 BLTTDS 2015.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng?

Với mỗi phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng sẽ tương ứng là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bao gồm:
– Giải quyết thông qua thương lượng: Các bên chủ động gặp gỡ trao đổi để tìm giải pháp liên quan đến các mâu thuẫn xung đột giữa các bên;
– Giải quyết bằng hòa giải: Người trung gian tiến hành hòa giải hay còn được gọi là hòa giải viên;
– Giải quyết bằng trọng tài: Hội đồng trọng tài;
– Giải quyết bằng thủ tục tư pháp: Tòa án nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời