Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi chỉ thấy pháp luật quy định về xử phạt về hành vi bỏ hai tay khi lái xe máy, xe đạp. Vậy nếu buông cả hai tay khi lái ô tô có bị phạt không? Trong trường hợp nào hành vi này sẽ bị xử phạt? Căn cứ vào quy định nào? Mức phạt về hành vi này với xe máy, xe đạp là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp.
Việc cẩu thả, coi thường quy tắc khi lái xe là điều không hề hiếm thấy. Có thể thấy nhiều hình ảnh những người lái ô tô khi lái xe bỏ cả hai tay để làm việc riêng như nghe điện thoại, thậm chí nhiều người còn muốn “ra oai” khi dùng chân lái xe. Vậy với các hành vi trên có chế tài nào để xử lý với họ? Mức phạt với lỗi buông hai tay khi lái xe đối với các phương tiện như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Buông 2 tay khi lái ô tô có bị xử phạt không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
Đi xe buông thả hai tay là hành vi vi phạm pháp luật?
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 4 Luật giao thông đường bộ; quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác; nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Tuy nhiên không phải ai khi tham gia giao thông đều có thể ý thức được an toàn cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông. Do đó pháp luật đã quy định về xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay. Tuy nhiên đối với ô tô thì pháp luật không có quy định.
Do đó việc thả hai tay trên vô lăng khi lái ô tô sẽ không bị xử phạt.
Mặc dù nói không bị xử phạt, nhưng hành vi này được xem là hành vi không đúng đắn dù không phạm luật. Bởi sự tiềm tàng nguy hiểm từ hành vi này của người điều khiển xe.
Đầu tiên nó ảnh hưởng vô cùng lớn tới chính người lái xe. Việc bỏ hai tay sẽ khiến sẽ khiến chúng ta mất khả năng xử lý với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra và để tránh chướng ngại vật. Có thể như đến đoạn đường cua, nhiều ngã rẽ, xóc, có người khác qua đường ,… Vì bất ngờ nên không kịp dễ dàng xảy ra tai nạn.
Bên cạnh đó không chỉ người lái xe nguy hiểm mà còn có thể gây ra hậu quả cho người tham gia giao thông khác khi gây ra tai nạn
Vì vậy, hãy luôn lái xe bằng cả hai tay, không chủ quan bỏ tay hay dùng dùng khuỷu tay hoặc đầu gối để điều khiển vô-lăng dù chỉ tạm thời trong chốc lát.
Khi nào Buông cả hai tay khi lái ô tô bị phạt?
Mặc dù nói thả tay khỏi vô lăng ô tô khi lái xe không bị xử phạt. Tuy nhiên nếu bỏ hai tay để làm các việc riêng khác thì sẽ bị xử phạt. Theo đó nếu trong quá trình lái xe, bạn buông tay để thực hiện các hành bi sau, bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức tương ứng:
Sử dụng điện thoại trong lúc lái xe
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt. Tại điểm a Khoản 4 Điểm 5 có quy định như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.
Ngoài hình thức phạt tiền; tại điểm b Khoản 11 Điều 5 còn quy định thêm về hình thức phạt bổ sung là:
“b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a; điểm b; điểm d; điểm đ; điểm g; điểm h; điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.“
Như vậy, nếu đang dùng tay sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô, người điều khiển xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi này. Mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người điểu khiển ô tô còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Dùng chân điều khiển vô lăng
Cũng theo Khoản 7 Điều 5, Điểm c Khoản 11 Nghị định trên:
“7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.”
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng…”
Theo đó nếu người lái xe ô tô dùng chân điều khiển vô lăng, sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đi xe máy, xe đạp buông thả hai tay bị xử phạt như thế nào?
Với ô tô thì không quy định nhưng với xe máy, xe đạp hành vi này được quy định rất rõ. Theo đó:
Đối với xe máy, các loại xe tương tự
Người điều khiển xe máy và các loại xe khác tương tự như xe gắn máy; không được phép buông hai tay khi điều khiển xe. Đây là quy định được pháp luật ghi nhận; tại điểm đ Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Như vậy, nếu người lái xe máy mà buông cả hai tay khi đi đường; thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đối với người điều khiển xe mô tô; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khác; mà buông hai tay khi đang tham gia giao thông đường bộ, thì sẽ bị xử phạt với mức phạt được quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;”
Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về hình thức xử phạt bổ sung; trong trường hợp này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Như vậy, người tham gia giao thông mà buông cả hai tay khi điều khiển xe máy thì sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý như sau:
- Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
Đồi với xe đạp, xe đáp máy
Không chỉ xe máy, mà với xe đạp, xe đạp máy khi điều khiển mà lại buông hai tay cũng bị xử phạt. Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;”
Như vậy, hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy sẽ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tư vấn của Luật sư X về “Buông 2 tay khi lái ô tô có bị xử phạt không??”
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Buông 2 tay khi lái ô tô có bị xử phạt không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định cha cho con ngoài giá thú khi cha không nhận con
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm p, q Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.”
Do đó dù người nào ngồi trên xe không thắt dây an toàn theo quy định thì lái xe đều sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt trong trường hợp này là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Với lỗi dùng chân lái vô lăng ô tô bạn sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng theo Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019. Lỗi này vượt mức được phép xử phạt tại chỗ do đó trường hợp này sẽ phải lập biên bản để xử phạt.
Với lỗi vi phạm giao thông bạn hoàn toàn có thể nộp phạt online. Đầu tiên bạn cần tra cứu lỗi vi phạm qua website dichvucong.gov.vn. Bạn đăng nhập hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản. Sau khi đăng nhập Sau khi đăng nhập, bạn hãy chọn chức năng Thanh toán trực tuyến; sau đó chọn Tra cứu/thanh toán vi phạm giao thông. Bạn có thể chọn một trong hai cách sau: thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt hoặc thanh toán và nhận kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu chính công ích.