Bộ Y tế sẽ cấp ‘hộ chiếu vaccine’ cho người dân từ 15/4

05/04/2022
Bộ Y tế sẽ cấp ‘hộ chiếu vaccine’ cho người dân từ 15/4
467
Views

Ngày 4/4/2022, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố để hướng dẫn triển khai cấp “hộ chiếu vaccine” và quán triệt việc bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng COVID-19. Dự kiến, từ ngày 15/4 tới, Bộ Y tế sẽ cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân. “Hộ chiếu vaccine” sẽ giúp người khác biết được thông tin về tiêm chugnr vaccine của chủ sở hữu. Vậy hộ chiếu vaccine là gì? Nó được dùng khi nào? Quy trình cấp hộ chiếu vaccine được thực hiện ra sao? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư X  xin giới thiệu bài viết “Bộ Y tế sẽ cấp hộ chiếu vaccine cho người dân từ 15/4”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Hộ chiếu Vaccine là gì?

“Hộ chiếu vaccine” thực chất là ký xác nhận chứng nhận tiêm điện tử. Chứng nhận này được cấp theo tiêu chuẩn châu Âu để khi người dân nhập cảnh, hoặc di chuyển mà cần cung cấp giấy chứng nhận tiêm chủng thì đây được coi như giấy thông hành, giúp người dân dễ dàng khi nhập cảnh các quốc gia khác.

“Hộ chiếu vắc xin” là chứng chỉ kỹ thuật số có thể cài trên điện thoại thông minh. Nó cung cấp thông tin về việc tiêm chủng của cá nhân người được tiêm. Theo đó, “hộ chiếu vắc xin” cho phép người dân theo dõi lịch sử tiêm chủng của bản thân; hoặc các thành viên trong gia đình qua các lần tiêm.

Sau khi tiêm được cấp chứng nhận tiêm và mã QR-Code xác nhận. Cùng với đó, nhân viên ngành Y tế có thể cập nhật kết quả tiêm chủng cho người dân thuộc diện tiêm chủng lên hệ thống phần mềm. Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin, số liệu để phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vắc xin COVID-19 và cung cấp công cụ giám sát thông tin người đã tiêm vắc xin COVID-19.

Bộ Y tế sẽ cấp hộ chiếu vaccine cho người dân từ 15/4

Trước đó, các thông tin tiêm chủng của người dân chưa được chuẩn hóa và cũng chưa được cập nhật theo tiêu chí châu Âu nên không thể sử dụng khi người dân xuất hoặc nhập cảnh.

Ngày 4/4/2022, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố để hướng dẫn triển khai cấp “hộ chiếu vaccine” và quán triệt việc bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng COVID-19. Dự kiến, từ ngày 15/4 tới, Bộ Y tế sẽ cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân.

“Hộ chiếu vaccine” sẽ được hiển thị trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, PC-Covid; hoặc tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Đối với những người dân chưa được cấp “hộ chiếu vaccine” do thiếu hoặc sai thông tin, cần phản ánh trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 (tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn); hoặc liên hệ trực tiếp cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, chỉnh sửa.

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ làm việc tiếp với Bộ Ngoại giao để đàm phán, thống nhất với các quốc gia đã công nhận chứng nhận tiêm chủng của Việt Nam. Từ đó, sẽ xác nhận lại ứng dụng nào sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người dân sử dụng khi xuất nhập cảnh; cũng như các quốc gia sẽ đọc được các dữ liệu trên ứng dụng của chúng ta. Trên cơ sở đó, Bộ Ngoại giao sẽ có hướng dẫn hoặc thông báo cụ thể tới người dân.

Quy trình cấp hộ chiếu Vaccine

Cụ thể, tại Công văn số 5772/QĐ-BYT; Bộ Y tế hướng dẫn quy trình cấp “Hộ chiếu vaccine” được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước. Quy trình cấp gồm 3 bước:

Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh; xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19

Việc rà soát sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 8938/BYT-DP ngày 21/10/2021; và Công văn 9438/BYT-CNTT ngày 5/11/2021.

Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19

Việc ký xác nhận thực hiện trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.

Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala – mỗi sản phẩm vaccine được gắn 1 mã code).

Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung.

Sau khi có ký xác nhận tiêm chủng của các cơ sở y tế; Cục y tế dự phòng sẽ thực hiện ký xác nhận tiêm chủng tập chung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.

Các ứng dụng phòng chống dịch quốc gia và các ứng dụng tiện ích khác (nếu được sự đồng ý của cá nhân người sử dụng) tiếp nhận và lưu giữ xác nhận tiêm chủng vaccine dạng mã QR theo hướng dẫn trao đổi dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.

“Hộ chiếu vaccine” sẽ hiển thị 11 trường thông tin, gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới, số mũi tiêm đã nhận, ngày tiêm, liều số, vaccine, sản phẩm vaccine, nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine, mã số của chứng nhận.

Các thông tin bao gồm họ tên và ngày sinh sẽ kết hợp với giấy tờ định danh khác như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu để giúp định danh người sở hữu.

Các thông tin sẽ được ký số, mã hoá và được đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D. Mã QR sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.

Tuy có thời hạn 12 tháng nhưng đây chỉ là giải pháp kỹ thuật, không ảnh hưởng đến việc sử dụng hộ chiếu vaccine của người dân. Sau 12 tháng hệ thống sẽ tự động khởi tạo mã QR khác. Việc này gần tương tự như việc người dân phải đổi mật khẩu sau 1 khoảng thời gian của các ứng dụng ngân hàng điện tử.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bộ Y tế sẽ cấp ‘hộ chiếu vaccine’ cho người dân từ 15/4“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người dân cần phải tiêm bao nhiêm mũi vaccine thì mới đảm bảo?

Theo mẫu giấy xác nhận mới, có 7 mũi vaccine; gồm mũi tiêm cơ bản (3 mũi), mũi tiêm nhắc lại (3 mũi) và mũi tiêm bổ sung (1 mũi). Hiện nay đã số người dân Việt Nam đã được tiêm 2 mũi, và đang triển khai tiêm mũi thứ 3. Mặc dù quy định có 7 mũi tiêm nhưng không nhất thiết tất cả phải tiêm đủ 7 mũi. Chỉ với một số trường hợp cá biệt thì việc tiêm mũi bổ sung là điều cần thiết để tránh biến chứng nặng.

Các nước công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam?

Tính đến 20/1/2022, hộ chiếu vaccine của Việt Nam đã được 10 đối tác công nhận, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Ấn Độ, Belarus, Campuchia, Philippines, Palestine và Maldives.
Theo đó người Việt Nam có hộ chiếu vaccine khi đến các nước trên có thể được chấp nhận thông tin tiêm chủng ở Việt Nam. Việc này sẽ có ích rất nhiều đối với người dân khi đi tới các nước trên, tránh phải cách ly tập chung do tình hình dịch bệnh.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.