Bỏ vốn vào đầu tư có phải nhà đầu tư không?

04/10/2021
Bỏ vốn vào đầu tư có phải nhà đầu tư không
981
Views

Nền kinh tế phải triển, kéo theo nhiều người đầu tư vào các dự án kinh doanh lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được khái niệm chủ đầu tư; nhà đầu tư. Vậy “nếu tôi bỏ vốn vào đầu tư kinh doanh có phải chủ đầu tư không?” Nhà đầu tư là gì? Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư? Các hình thức đầu tư quy định thế nào? Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội với các dự án đầu tư thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020
  • Luật Đấu thầu năm 2013

Nội dung tư vấn

Khái niệm

Nhà đầu tư là gì? (NĐT)

Theo quy định tại Luật đầu tư năm 2014 phân loại các NĐT như sau:

– NĐT là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm NĐT trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 – NĐT nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

– NĐT trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có NĐT nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

– Tổ chức kinh tế theo khoản 16 Điều 3 Luật đầu tư 2014 là tổ chức theo quy định pháp luật Việt Nam được thành lập và hoạt động bao gồm có các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

 – Theo khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư 2014 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có NĐT nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Các hình thức đầu tư

Thành lập tổ chức kinh tế

Theo quy định thì NĐT được thực hiện thủ tục để thành lập tổ chức kinh tế theo pháp luật hiện hành. Trường hợp nếu trước khi thành lập các tổ chức kinh tế, thì NĐT nước ngoài phải có dự án đầu tư, tiến hành thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại Điều 37 của Luật đầu tư năm 2014 và phải đáp ứng đủ được các tiêu chuẩn.

Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định thì tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và tiến hành thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật đối với NĐT nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp như sau:

– Nếu NĐT nước ngoài theo quy định nắm giữ lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ; hoặc có đa số các thành viên hợp danh là những cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh;

– Nếu tổ chức kinh tế quy định vừa nêu theo quy định trên; nắm giữ lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ

– Nếu NĐT nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định nêu trên; nắm giữ lớn hơn hoặc bằng 51% vốn điều lệ.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

NĐT theo quy định thì được thực hiện các quyền như quyền góp vốn; quyền mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. NĐT nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật đầu tư năm 2014.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Theo quy định hiện hành: thực hiện ký kết hợp đồng PPP với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo; nâng cấp; mở rộng; quản lý; và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực; điều kiện; thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Theo quy định pháp luật; hợp đồng BCC được thực hiện ký kết giữa các NĐT trong nước; tiến hành thực hiện theo Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định pháp luật tại Điều 37 của Luật đầu tư năm 2014; hợp đồng BCC được giao kết thực hiện giữa NĐT trong nước cùng nước ngoài; hoặc giữa các NĐT nước ngoài thực hiện thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Phân biệt nhà đầu tư và chủ đầu tư

NĐT là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư; kinh doanh bao gồm: NĐT trong nước; NĐT nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013; chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn/tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn; tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Có thể thấy, NĐT là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư; để thực hiện hoạt động kinh doanh. Còn chủ đầu tư lại là tổ chức sở hữu vốn/được giao thay mặt cho chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Như vậy, trong trường hợp bạn bỏ vốn vào đầu tư một dự án kinh doanh, bạn được coi là NĐT dự án đó.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội với các dự án đầu tư thế nào?

– Dự án chịu ảnh hưởng, tác động lớn đến môi trường hoặc có nguy cơ tiềm ẩn các khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
– Sử dụng đất mà có yêu cầu thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước theo quy định là từ hai vụ trở lên với quy mô lớn hơn hoặc bằng 500 héc ta;
– Thực hiện việc di dân tái định cư lớn hơn hoặc bằng 20.000 người tại khu vực miền núi, và lớn hơn hoặc bằng 50.000 người tại các vùng khác;
– Dự án mà có yêu cầu cần phải áp dụng các cơ chế và chính sách đặc biệt cần khi được Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các dự án đầu tư thế nào?

– Dự án quy định Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông hình thức qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
– Dự án có sử dụng các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ.
– Dự án đầu tư quy định nêu trên nếu thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Nội dung hợp đồng BCC gồm có các thông tin gì?

– Thông tin về tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
– Quy định các mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
– Đóng góp của các bên tham gia trong hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
– Thơi gian tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
– Quy định vê quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Đầu tư · Tư vấn luật

Để lại một bình luận