Mỗi chức danh trong bộ máy Nhà nước sẽ có thẩm quyền ban hành một số văn bản pháp luật nhất định. Vậy Bộ trưởng có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!
Bộ trưởng có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào?
Bộ trưởng là một chức danh quản lý trong hệ thống các cơ quan nhà nước của Việt Nam. Người đó là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu một Bộ, lãnh đạo công tác của bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, đơn vị được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn, sau đó đề nghị lên Quốc Hội để phê chuẩn và Chủ tịch nước sẽ là người bổ nhiệm sau khi được Quốc Hội thông qua.
Bộ trưởng có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào?
Bộ trưởng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của bộ được Chính phủ giao.
Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ mà mình là người đứng đầu.
Bộ trưởng có quyền đề nghị Thủ tướng Chính phủ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức Thứ trưởng.
Bộ trưởng được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.
Bộ trưởng được thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Bộ trưởng được quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
Bộ trưởng có thể quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng cũng cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Phân biệt giữa Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Ngoài các Bộ trưởng, chúng ta còn thường được nghe về “Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ”, vậy chức danh này là gì và có sự khác biệt như thế nào đối với Bộ trưởng.
Về mặt pháp lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đều là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương đương với Bộ trưởng. Điểm khác biệt chỉ ở đơn vị mà người đó quản lý, Bộ trưởng là người đứng đầu các Bộ (18 bộ đã được nêu ở trên) còn Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý các đơn vị không có tên gọi là Bộ nhưng có nhiệm vụ hoạt động tương đương với Bộ.
Các đơn vị này cũng thuộc quản lý của Chính phủ. Thêm vào đó, “thủ trưởng cơ quan ngang bộ” chỉ là cách gọi chung, còn chức vụ của người đứng đầu các cơ quan ngang bộ có sự khác nhau
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bộ trưởng có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bộ trưởng là một chức danh quản lý trong hệ thống các cơ quan nhà nước của Việt Nam. Người đó là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu một Bộ, lãnh đạo công tác của bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, đơn vị được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn, sau đó đề nghị lên Quốc Hội để phê chuẩn và Chủ tịch nước sẽ là người bổ nhiệm sau khi được Quốc Hội thông qua.
Không phải văn bản pháp luật nào Bộ trưởng cũng có thẩm quyền ban hành. Bộ trưởng được phép ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công.