Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng

09/01/2022
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng; công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng.
747
Views

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng; công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh những nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng.

Đây là nội dung Thông tư số 166/2021/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ban hành quy định tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2022. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về nội dung “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng” trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lí

Thông tư 166/2021/TT-BQP

Nội dung tư vấn

Mục đích của việc tiếp công dân

Tiếp công dân nhằm các mục đích sau:
– Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
– Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc của việc tiếp công dân

Thông tư quy định việc tiếp công dân phải đảm bảo nguyên tắc:

-Tiến hành tại trụ sở, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định.

-Bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, thuận tiện, không phân biệt đối xử.

-Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong việc tiếp công dân

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo; tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của Bộ,;bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân theo quy định. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bố trí thời gian tiếp công dân ít nhất 1 ngày/ tháng. Việc tiếp công dân được thực hiện tại trụ sở của Bộ.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp có trách nhiệm lãnh đạo; chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình. Dẩo đảm các điều kiện vật chất phục vụ cho việc tiếp công dân theo quy định. Chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận, phân loại; hướng dẫn, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, phản ánh của công dân với cơ quan, đơn vị liên quan.

Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện tiếp công dân; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác tiếp công dân; người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm việc tại nơi tiếp công dân theo quy định. Cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/1 tháng; cấp còn lại trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày/1 tháng.

Ủy ban Kiểm tra Đảng giúp Đảng ủy cùng cấp tiếp công dân khiếu nại, tố cáo; kiến nghị phản ánh những vấn đề liên quan đến kỷ luật Đảng; phẩm chất cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt; thực hiện nhiệm vụ tại tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền quản lý.

Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý công tác tiếp công dân; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý, điều hành trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, phản ánh để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân tại trụ sở; ban hành nội quy trụ sở tiếp công dân (bộ phận một cửa Bộ Quốc phòng).

Chánh Thanh tra quốc phòng; Chánh Thanh tra Bộ đội Biên phòng các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu; đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cấp mình về việc triển khai; điều hành và thực hiện tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Yêu cầu xác định nhân thân khi tiếp công dân?

Xác định nhân thân của người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh cần phải:
– Khi tiếp người khiếu nại, người tiếp công dân yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có).
– Khi tiếp người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân yêu cầu người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân.
– Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo

Yêu cầu về giữ bí mất về người tố cáo không?

Trong quá trình tiếp người tố cáo; người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo trừ khi người tố cáo đồng ý công khai; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; nếu thấy cần thiết hoặc khi người tố cáo yêu cầu thì người tiếp công dân áp dụng những biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo.

@luatsux

Bộ trưởng bắt buộc phải tiếp dân 1 lần/tháng

♬ nhạc nền – Luật sư X – Luật sư X
5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Comments are closed.