Chào luật sư! Gia đình tôi cũng là 1 hộ kinh doanh nhỏ lẻ; tôi cũng biết rằng trước đây; hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên có thể bị phạt đến 5 triệu đồng; nhưng có phải từ ngày 01/01/2022 trở đi đã bỏ quy định phạt hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng trên 10 lao động không? Và cụ thể về sự thay đổi này như thế nào? Rất mong luật sư tư vấn! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Bỏ quy định phạt hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng trên 10 lao động như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm và đặc điểm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là gì?
Theo quy định pháp luật HKD được hiểu như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương
Như vậy, 1 cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình sẽ được đăng ký thành lập HKD; phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh, không chỉ dừng lại ở tài sản có đăng ký vào HKD mà là tài sản của mình. Dễ hiểu hơn là trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của HKD.
Đặc điểm của hộ kinh doanh
Đối tượng thành lập
HKD do một cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ. Đối với HKD do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh. Đối với HKD do thành viên hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định. Các thành viên hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Hoạt động sản xuất mang tính nghề nghiệp thường xuyên
HKD hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên; có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký. Những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký. Trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Không phải là doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Dù là chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp nhưng HKD không có tư cách của doanh nghiệp. HKD không có con dấu; không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp có; không được áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Cá nhân hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn
Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ; không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh. Tính chịu trách nhiệm vô hạn này cũng dẫn tới quy định về việc cá nhân đã thành lập; tham gia góp vốn thành lập HKD không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Quy định phạt hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng trên 10 lao động
Cụ thể, trước đây; theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP; hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên có thể bị phạt đến 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (thay thế Nghị định 50/2016/NĐ-CP) đã không còn quy định phạt hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên.
Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh và mức phạt
Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
- Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
- Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
- Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Kê khai không trung thực; không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế; thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
- Tiếp tục kinh doanh ngành; nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Biện pháp khắc phục hậu quả với vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
- Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định
- Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bỏ quy định phạt hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng trên 10 lao động“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Ưu điểm: Quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
– Nhược điểm: Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
– Ưu điểm: Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dàng vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
– Nhược điểm: Không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ doanh nghiệp.