Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Mai Yến, hiện nay tôi đang làm ở một ngân hàng trên TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên ngay vừa hôm nọ thì tôi được dì báo cho rằng bố tôi đột nhiên lâm bệnh nặng và đang phải nằm viện để điều trị. Tôi vô cùng lo lắng và muốn về quê để có thể thăm nom chăm sóc bố một thời gian, nhưng tôi lại không nắm rõ lắm về các quy định của pháp luật về ngày nghỉ cho người lao động. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi bố mẹ ốm con được nghỉ bao nhiêu ngày không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Bố mẹ ốm con được nghỉ bao nhiêu ngày?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Bộ luật Lao động năm 2019
Mức hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu?
Hiện nay, bất kể người lao động nào khi đi làm ắt hẳn đều quan tâm đến việc mình sẽ được hưởng chế độ ốm đau ra sao trong những trường hợp xấu nhất điển hình như khi ốm đau. Và để hiểu rõ hơn vấn đề này thì theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau khi trông con ốm như sau:
– Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
– Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Căn cứ quy định này thì có thể suy ra được công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
[Lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75% ) : 24] x số ngày nghỉ
Bố mẹ ốm con được nghỉ bao nhiêu ngày?
Việc bố mẹ nói chung hay bất kì người thân thích nào nói riêng khi gặp ốm đau mà cần người chăm sóc, đặc biệt là có con cái ở bên rất được nhiều người quan tâm, hiện nay Bộ luật Lao động không quy định về việc người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm sóc bố mẹ ốm đau. Bên cạnh đó, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
– Bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải là tai nạn lao động và phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế…
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền…
Như vậy, trong trường hợp con dưới 7 tuổi bị ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì người lao động mới được hưởng chế độ ốm đau và khi đó cơ quan bảo hiểm xã hội mới chi trả tiền chế độ trong thời gian nghỉ việc
Vậy, bố mẹ ốm có thuộc một trong các trường hợp được nghỉ việc riêng nghỉ riêng hay không? Theo Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019 người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp:
– Bản thân người lao động kết hôn: được nghỉ 03 ngày
– Con đẻ, con nuôi của người lao động kết hôn: được nghỉ 01 ngày
– Người lao động cũng được nghỉ không lương 03 ngày khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
Bên cạnh đó, người lao động cũng được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần có sự thỏa thuận và đồng ý của doanh nghiệp và xin nghỉ không lương hoặc nghỉ dồn ngày phép năm (nếu còn) để có thể chăm sóc mẹ khi đi viện.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ chăm 2 con bị ốm được quy định như thế nào?
Trong trường hợp con nhỏ của người lao động gặp tình trạng ốm đau cần phải được chăm sóc thì cần lưu ý về thời gian được nghỉ việc ra sao? Đây là điều vô cùng quan trọng bởi điều này chính là quyền lợi của người lao động ở các cơ sở làm việc. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Đồng thời để làm rõ hơn thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau ra sao thì căn cứ thêm tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 5. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
a) Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.”
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn khi chế độ ốm đau khi có 2 con sinh đôi bị ốm, đối với mỗi đứa con bạn hơn 1 tuổi, bạn sẽ được nghỉ chăm con tối đa 20 ngày trong năm.
Khi cả 2 con ốm trong cùng một thời gian thì bạn sẽ được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội tính bằng thời gian thực tế bạn nghỉ việc chăm sóc con ốm đau.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bố mẹ ốm con được nghỉ bao nhiêu ngày?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về đơn hợp thửa đất,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mức hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định như thế nào?
- Nộp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH như thế nào?
- Thời gian giải quyết chế độ ốm đau của BHXH là bao lâu?
Câu hỏi thường gặp
Người nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi con bị ốm và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 ngày) x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau
– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
….
Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và cùng nghỉ việc chăm con ốm sẽ có thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định như sau (Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014):
“1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Như vậy, trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như trong trường hợp của bạn, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của bạn và chồng bạn mỗi người sẽ là tối đa là 15 ngày làm việc.