Chào Luật sư. Vợ chồng chúng tôi sinh ra hai người con. Trước khi về hưu, hai vợ chồng tôi làm lụng tích góp và có được một thửa đất. Chúng tôi muốn để lại thửa đất cho con của mình. Tuy nhiên, vì một số lý do gia đình nên tôi chỉ muốn để lại cho một đứa con. Xin hỏi: tôi có thể để tặng cho riêng một người con được không? Nếu được thì sẽ thực hiện như thế nào? Bố mẹ có nhiều con nhưng chỉ muốn tặng một người được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Tặng cho đất đai là gì?
Tặng cho đất đai là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù.
Trên thực tế, việc tặng cho quyền sử dụng đất xảy ra dưới 02 dạng phổ biến:
– Bố mẹ tặng cho đất cho con;
– Người có đất đai tặng cho đất của mình cho người khác (không phải là bố mẹ cho đất cho con).
Hiện nay, khi nhận tặng cho là quyền sử dụng đất nhưng không làm thủ tục sang tên thì dẫn tới tình trạng: Đất là của bố mẹ, nhà là của con. Trong trường hợp này dễ xảy ra tranh chấp.
Ví dụ: Khi vợ chồng người con ly hôn mà chia tài sản thì bố mẹ vì nhiều lý do khác nhau cho rằng đất đó là cho “mượn” để xây nhà chứ không phải “tặng cho” nên thửa đất đó không được chia và muốn lấy lại.
Để tránh những rủi ro như trên dù là được bố mẹ tặng cho quyền sử dụng thì cũng nên làm thủ tục sang tên (pháp luật quy định là thủ tục đăng ký biến động đất đai khi tặng cho quyền sử dụng đất).
Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền tặng cho quyền sử dụng đất (cho đất) khi có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện 1 – Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.
Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:
+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
Điều kiện 2 – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Điều kiện 3 – Đất không có tranh chấp;
Điều kiện 4 – Trong thời hạn sử dụng đất.
Bố mẹ có nhiều con nhưng chỉ muốn tặng một người được không?
Việc bố mẹ tặng cho con cái tài sản khi còn sống hay việc để lại tài sản sau khi đã mất như một di sản thừa kế cho con cái diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hiện tại. Nhà cửa, đất đai là một trong những loại tài sản phổ biến được bố mẹ để lại, tặng cho các con.
Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kề, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật này”
Hiện nay bố mẹ của bạn đang là người sở hữu quyền sử dụng đất, do đó họ có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất này như việc chuyển nhượng, tặng cho. Điều này đồng nghĩa với việc bố mẹ của bạn hoàn toàn có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho tất cả những người con của mình hoặc chỉ cho duy nhất một người. Việc này phụ thuộc vào sự đồng thuận, ý chí nguyện vọng của bố mẹ bạn.
Việc tặng cho phải được lập thành văn bản và công chứng không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bố mẹ muốn tặng cho con thì phải lập thành văn bản và công chứng; chứng thực ở các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thực hiện đăng ký biến động đất đai trong thời hạn 30 ngày
Theo khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 thì:
“Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì phải thực hiện đăng ký biến động đất đai“
Ngoài ra, theo khoản 6 Điều nay, trong vòng 30 ngày kể từ ngày tặng cho có hiệu lực thì các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.
Nếu không thực hiện đăng ký biến động đất đai, người vi phạm có thể bị sử phạt hành chính.
Trường hợp có hợp đồng tặng cho đã được công chứng hoặc chứng thực nhưng không đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai theo quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp không đăng ký biến động bị phạt tiền như sau:
– Tại khu vực nông thôn:
+ Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng; nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
+ Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng; nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động.
– Tại khu vực đô thị: Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn.
Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
Theo điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Theo khoản 1 điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối; đe doạ; cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Căn cứ quy định nêu trên, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì có quyền lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho cháu ngoại (không cho con).
Căn cứ điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc.
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc.
– Họ, tên người, cơ quan; tổ chức được hưởng di sản.
– Di sản để lại và nơi có di sản.
– Có thể có các nội dung khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về Bố mẹ có nhiều con nhưng chỉ muốn tặng một người được không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như tra cứu thông tin quy hoạch, xác nhận tình trạng độc thân ;tra cứu sổ đỏ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp: 0833102102.
Hoặc có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Kịch bản sinh hoạt chi bộ mới nhất năm 2022
- Mẫu giấy biên nhận mua hàng mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng quy định:
Hợp đồng chuyển nhượng; tặng cho; thế chấp; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực; trừ trường hợp một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo quy định trên thì hợp đồng tặng cho nhà đất phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trường hợp tặng cho một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần tặng cho trước khi tặng cho người khác.
Giáo viên thuộc đối tượng hưởng lương thường xuyên hoặc có thể là giáo viên đã nghỉ hưu được trợ cấp. Vậy nên họ không được xác định cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp.
Giáo viên không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa vì không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.