Bố mẹ có được lắp camera vào phòng riêng của con không?

05/04/2022
Bố mẹ có được lắp camera vào phòng riêng của con không?
1986
Views

Đại dịch Covid diễn ra gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, trong đó có trẻ em, chúng phải ở nhà và học online qua mạng Internet. Chính vì lý do này, nhiều phụ huynh muốn lắp đặt camera trong phòng con để có thể theo dõi, giám sát chúng. Vậy theo quy định của pháp luật, bố mẹ có được lắp camera vào phòng riêng của con không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bố mẹ có được lắp camera vào phòng riêng của con không?

Việc có được lắp camera trong riêng của con không phải phụ thuộc vào các trường hợp thực tế.

Những trường hợp cha mẹ, phụ huynh được phép lắp camera trong phòng của con

Cha mẹ ĐƯỢC PHÉP lắp camera theo dõi trẻ em trong một số trường hợp sau:

1. Trẻ em dưới 18 tuổi (trẻ vị thành niên) vẫn nằm dưới sự giám sát, nuôi dạy,  quản lý của gia đình trước khi được hưởng một số quyền lợi và nghĩa vụ của người trưởng thành, cha mẹ vẫn có quyền giám sát hoạt động của con em mình nhằm tránh các trường hợp xảy ra tệ nạn, bệnh tật hoặc những suy nghĩ thiếu chín chắn. Tuy nhiên cha mẹ không được phép lắp camera ở những nơi nhạy cảm như phòng tắm, toilet, phòng thay đồ.

2. Cha mẹ được phép lắp đặt Camera quan sát trẻ sơ sinh, camera theo dõi em bé (thường là dưới 4 tuổi) hoặc hoặc các Camera giám sát người làm, bảo mẫu để đảm bảo an toàn cho các bé, vì bé chưa có khả năng tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, bạn không nên ghi âm lời nói mà không có sự cho phép của người khác, trừ khi đoạn ghi âm đó được sử dụng làm bằng chứng trước pháp luật trong một số trường hợp.

3. Các bậc cha mẹ được phép lắp Camera quan sát trong chính khu vực nhà ở của mình, ngay cả phòng trẻ em (vd tránh trẻ em mê chơi game mà không học, theo dõi và bảo vệ trẻ có các vấn đề tâm lý….)  vì những khu vực đó vẫn thuộc quyền sở hữu của họ, nhưng như điều 1, những khu vực nhạy cảm sẽ hoàn toàn bị nghiêm cấm.

Những trường hợp luật pháp nghiêm cấm lắp đặt camera trong phòng của con

1. Cha mẹ lắp đặt Camera theo dõi, ngụy trang, giấu kín ở phòng con em trên 18 tuổi. Người trên 18 tuổi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và được xem như một người trưởng thành theo luật pháp, nên việc lắp Camera giấu kín, theo dõi ngoài ý muốn được xem là vi phạm quyền riêng tư.

2. Luật pháp nghiêm cấm cha mẹ, người giám hộ lắp đặt camera giám sát trẻ nhỏ ở những khu vực nhạy cảm như phòng tắm, phòng thay đồ, toilet, hoặc phòng ngủ một gian (trẻ em không có nơi nào khác để thay quần áo). Việc cố ý lắp đặt ở các khu vực này được xem là vi phạm quyền riêng tư, có thể dẫn đến án dân sự.

3. NGHIÊM CẤM hoàn toàn tất cả trường hợp cha mẹ, người giám hộ, người thân, hàng xóm.. lắp đặt camera giấu kín nhằm ghi lại các hình ảnh khỏa thân, ảnh thay quần áo của trẻ em, hoặc nhằm các mục đích xấu.

Theo điều 6 Luật Trẻ Em và Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành, hình ảnh cá nhân, đời sống riêng tư của mỗi người đều không thể xâm phạm, trong đó bao gồm cả trẻ em. Tuy nhiên, nếu việc lắp đặt camera giám sát cho trẻ em nhằm mục đích bảo vệ, giữ an toàn, tạo môi trường sống tốt cho trẻ em vẫn được luật pháp chấp nhận.

Có nên lắp camera trong phòng con không?

Có nên lắp camera trong phòng con không?
Có nên lắp camera trong phòng con không?

Để đảm bảo bạn được phép lắp Camera kiểm soát con trẻ, hãy xem kỹ phần trên của bài viết. Là chủ nhà, bạn có quyền lắp các biện pháp, thiết bị quan sát ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, có một số điều bạn cần lưu ý để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra, cũng như các hậu quả đáng tiếc.

1. Việc lắp đặt camera trong phòng trẻ ngoài ý muốn có thể ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như làm rạn nứt mối quan hệ gia đình, niềm tin của con trẻ với cha mẹ. Tâm lý lo sợ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con, tạo ra một môi trường sống không lành mạnh. Cha mẹ nên cân nhắc nói chuyện rõ ràng với con cái về việc này và đưa ra những giải pháp cân bằng hơn trước khi quyết định sử dụng Camera quan sát.

2. Tránh xâm phạm đến các quyền riêng tư của con bạn. Trẻ em cũng cần không gian riêng để sinh hoạt, phát triển, miễn sao không ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe và tinh thần. Việc đặt ra các giới hạn, khung giờ giám sát… trước khi lắp đặt Camera đều có thể giải quyết bằng cách giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Phải làm gì nếu bố mẹ lắp đặt camera trong phòng riêng của mình

Hầu hết các bậc cha mẹ làm việc này đều là vì họ quan tâm, muốn con cái mình được an toàn và lớn lên trở thành người tốt, công dân tốt.

Do đó, nếu bạn tình cờ biết rằng bố mẹ bạn đã lắp đặt camera an ninh ẩn trong phòng ngủ, hãy bình tĩnh và tìm hiểu những lý do là tại sao cha mẹ bạn làm như vậy.

Hãy thử nói chuyện với cha mẹ của bạn. Nói cho họ biết bạn cảm thấy thế nào về việc này và hỏi họ xem họ có thể tháo camera an ninh ra khỏi phòng bạn không.

Ví dụ lý do cha mẹ bạn cài đặt camera là vì sợ bạn không làm bài tập về nhà, xem các thứ nguy hiểm, thì bạn có thể hứa với họ sẽ hoàn thành tốt việc học ở trường và không làm gì nguy hiểm. Nếu họ thấy bạn chân thành và đáng tin cậy, thì bạn có thể sẽ được tháo camera. Nhưng đừng bao giờ phản bội niềm tin mà cha mẹ dành cho bạn. Lần sau bạn có thể không may mắn như vậy.

Nếu bố mẹ bạn không lắng nghe bạn, thì bạn có thể nhờ những người thân khác như ông bà, cô chú,…

Trường hợp không thể thỏa thuận, bạn có thể lựa chọn di chuyển ra khỏi nhà cha mẹ của bạn. Điều này được áp dụng cho những người trên 18 tuổi. 

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bố mẹ có được lắp camera vào phòng riêng của con không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quyền riêng tư được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 21 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định về quyền riêng tư:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân; bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín; và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Quyền riêng tư gồm những nội dung gì?

Quyền riêng tư về cơ bản được pháp luật bảo vệ gồm 4 nội dung như sau:
– Sự riêng tư về thông tin cá nhân
– Sự riêng tư về cơ thể
– Sự riêng tư về thông tin liên lạc
– Sự riêng tư về nơi cư trú

Bố mẹ được tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội?

Hình ảnh của con cũng là một quyền riêng tư của các con mà được pháp luật về trẻ em bảo vệ. Do đó, hành vi tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng đã xâm phạm quyền riêng tư của con. Việc đăng hình ảnh của con lên mạng còn tiềm ẩn những bất cập ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Hành vi này có thể bị phạt hành chính lên đến 50.000.000đ; nặng hơn có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.