Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc Bộ Công an đề xuất thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các phạm nhân có điều kiện được dạy và đào tạo nghề trong khi đang thi hành án, vào ngày sáng ngày 06 tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trình bày trước Quốc hội về tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Vậy Bộ Công an đề xuất thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam như thế nào?
Để giải đáp cho câu hỏi về việc Bộ Công an đề xuất thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 133/2020/NĐ-CP
- Nghị quyết 54/2022/QH15
Quy định pháp luật về các công trình và khu vực dạy nghề dành cho phạm nhân
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về các công trình và khu vực dạy nghề dành cho phạm nhân như sau:
– Các công trình phục vụ, gồm:
- Công trình phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;
- Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng công tác tại trại giam.
– Khu lao động, dạy nghề
- Khu lao động, dạy nghề, gồm:
+ Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;
+ Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và bàn giao cho trại giam trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác.
- Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.
- Khu lao động, dạy nghề có các hạng mục công trình sau:
+ Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
+ Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân.
+ Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.
– Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của khu lao động, dạy nghề; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quân lý của khu lao động, dạy nghề quy định tại khoản 5 Điều 4.
Bộ Công an đề xuất thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam như thế nào?
Theo báo Vietnamplus.vn và Báo Thanh Niên, sáng ngày 06 tháng 5 năm 2022, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có quy định thành lập các khu lao động, dạy nghề, hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trên đất trại giam quản lý.
Tuy nhiên, việc mời gọi hợp tác này gặp nhiều khó khăn do các trại giam xa trung tâm kinh tế, chính trị của địa phương, khó tiếp cận với các thị trường tiêu thụ sản phẩm như đô thị, thành phố, khu công nghiệp; giao thông đi lại khó khăn làm tăng chi phí vận chuyển, chi phí tiêu hao, giá thành sản phẩm lao động.
Bên cạnh đó, các loại hình ngành nghề lao động, việc làm cho phạm nhân trong các trại giam hiện nay chủ yếu là nông, lâm nghiệp, thủ công, yêu cầu về trình độ, kỹ năng thấp, khó đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội nên giảm hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng.
Theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, chính sách nhất quán của Nhà nước ta là: “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội…” . Theo đó, chế độ lao động có vai trò rất quan trọng trong giáo dục cải tạo phạm nhân và là bước chuẩn bị các điều kiện để cho họ tái hòa nhập cộng đồng. Trong điều kiện giam giữ số lượng lớn phạm nhân, việc tổ chức lao động còn nhằm bảo đảm hiệu quả công tác quản lý giam giữ, phòng ngừa nguy cơ mất an ninh, an toàn tại các trại giam.
Và cũng theo lời của chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, bà tán thành với Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. Uỷ ban Tư pháp cho rằng, việc ban hành Nghị quyết này ngoài việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, tạo điều kiện để phạm nhân được lao động, hướng nghiệp, học nghề phù hợp, tăng khả năng thích ứng khi tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế nguy cơ tái phạm tội.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày, khi thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam như đề xuất trên cần phải được đảm bảo như sau:
- Thứ nhất, việc thực hiện thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải bảo đảm các nguyên tắc an toàn; phục vụ có hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, tái hòa nhập cộng đồng; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù.
- Thứ hai, phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
- Thứ ba, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi trại giam đóng tại địa phương phải trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
- Và cuối cùng, là việc thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Quy định về thực hiện thí điểm mô hình thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
Theo quy định tại Nghị quyết 54/2022/QH15 ban hành vào ngày 10 tháng 6 năm 2022 chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 9 năm 2022 sắp tới và hết hiệu lực vào 01 tháng 9 năm 2027 quy định về thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an như sau:
– Nghị quyết 54/2022/QH15 quy định việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an, trong đó trại giam được áp dụng thí điểm hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
- Trại giam chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hợp tác giữa trại giam với tổ chức trong nước, trực tiếp quản lý, giám sát khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân như trong trại giam. Tổ chức hợp tác với trại giam chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, bàn giao cho trại giam quản lý và phối hợp với trại giam thực hiện tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
- Kế hoạch hợp tác giữa trại giam với tổ chức trong nước do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt.
– Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm theo Nghị quyết 54/2022/QH15 không quá một phần ba tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Danh sách trại giam được áp dụng thí điểm do Bộ Công an quyết định căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí do Chính phủ quy định.
– Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với trại giam trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
– Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 1 Nghị quyết 54/2022/QH15.
Nguyên tắc thực hiện thí điểm mô hình thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 54/2022/QH15 quy định về nguyên tắc thực hiện thí điểm mô hình thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam như sau:
– Việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù;
- Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự;
- Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.
Có phải bất kỳ phạm nhân nào cũng được tham gia thí điểm mô hình thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 54/2022/QH15 quy định về việc không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
– Phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên;
– Phạm nhân tái phạm nguy hiểm;
– Phạm nhân là người tổ chức trong vụ án đồng phạmvề tội đặc biệt nghiêm trọng;
– Phạm nhân có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 07 năm;
– Phạm nhân là người nước ngoài;
– Phạm nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
– Phạm nhân dưới 18 tuổi;
– Phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên;
– Phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại “Kém”;
– Phạm nhân đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ hoặc trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 của Luật Thi hành án hình sự.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được không phải phạm nhân nào cũng tham gia được thí điểm mô hình thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam.
Video Luật sư 247 đề cập vấn đề Bộ Công an đề xuất thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bộ Công an đề xuất thí điểm cho phạm nhân lao động ngoài trại giam như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định về Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định về hổ trợ tiền cho phạm nhân ra tù như sau:
– Phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện trước khi trở về nơi cư trú được cấp hỗ trợ khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.
– Căn cứ nguồn vốn của Quỹ hòa nhập cộng đồng, Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân.
Như vậy thông qua quy định này ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi phạm nhân ra tù có được hỗ trợ tiền hay không. Câu trả lời là phạm nhân ra tù sẽ được hỗ trợ tiền.
Phạm nhân học văn hóa trong nhà tù có được cấp bằng tốt nghiệp? Theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về chế độ học tập, học nghề của phạm nhân ta biết được, hiện nay không có bất cứ quy định gì về việc phạm nhân học văn hóa trong nhà tù sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Nên rất có thể phạm nhân học văn hóa trong nhà tù sẽ không được cấp bằng tốt nghiệp.
Căn cứ Điều 32 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:
– Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
– Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây: tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật; dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định; dự kiến kết quả lao động của phạm nhân, chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân; dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân;
– Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Như vậy, không có quy định nào về việc người lơn tuổi thì không phải tham gia lao động, cho nên chú của bạn vẫn phải tham gia lao động và sẽ được giám thị trại giam phân công công việc phù hợp.