Có được kết hôn với con riêng của mẹ không?

18/09/2022
Có được kết hôn với con riêng của mẹ không?
393
Views

Xin chào Luật sư 247. Em và người yêu quen nhau được 6 tháng, nay chúng em dự định tiến tới hôn nhân và có dẫn người yêu vầ gia đình ra mắt. Sau trò chuyện em được biết rằng người yêu em là con riêng của mẹ em. Em có thắc mắc rằng có được kết hôn với con riêng của mẹ không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Con riêng được hiểu là như thế nào?

Con riêng là con của một bên chồng hoặc vợ với người khác. Con riêng có thể là do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn; ( có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân).

Có được kết hôn với con riêng của mẹ không?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định trường hợp cấm như sau:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Theo quy định trên, đối chiếu với trường hợp của bạn thuộc trường hợp anh, chị, em cùng mẹ khác cha. Chính vì vậy, hai bạn không thể kết hôn.

Con riêng của vợ và con riêng của chồng được kết hôn với nhau?

Để có thể kết hôn với nhau, ngoài quy định pháp luật về độ tuổi, sự tự nguyện… thì theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có một số điều cầm cần phải tránh: Không được yêu sách của cải, cưỡng ép, lừa dối, cản trở…

Có được kết hôn với con riêng của mẹ không?
Có được kết hôn với con riêng của mẹ không?

Ngoài ra, 06 mối quan hệ sau không được phép kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng (căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014), cụ thể như sau:

– Giữa người đang có vợ hoặc có chồng với người khác;

– Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Những người này có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;

– Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong đó, đời thứ nhất là cha mẹ; Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì;

– Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

– Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;

– Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Những mối quan hệ trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức xã hội. Không chỉ vậy, chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của những thế hệ tiếp theo.

Căn cứ nội dung trên, con riêng của vợ và con riêng của chồng không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Do đó, hai người hoàn toàn được phép kết hôn với nhau nếu đáp ứng các điều kiện:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Do nam nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Không phải kết hôn giả tạo, không phải tảo hôn, không bị cưỡng ép, cản trở kết hôn…

Thẩm quyền đăng ký kết hôn

Căn cứ theo Điều 17 Luật hộ tịch 2014 và điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định:

Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Theo đó, việc đăng ký kết hôn đối với hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam không có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện tại nơi đăng ký kết hôn là ủy ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai bên nam, nữ đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải nơi thường trú thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc đăng ký tạm trú cấp.

Hướng dẫn thủ tục làm giấy đăng ký kết hôn

Bước 1: Hai bên nam, nữ thực hiện nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nơi một trong 2 bên đăng ký kết hôn đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm có những giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn (Theo mẫu tại thông tư 15/2015/TT-BTP)

– Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân

– Sổ hộ khẩu của hai bên nam, nữ

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đăng ký kết hôn khác Ủy ban nhân dân xã thường trú)

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch xem xét nếu như đủ điều kiện kết hôn thì công chức tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, cùng hai bên nam nữ ký vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cũng cùng ký vào giấy đăng ký kết hôn. Thời hạn giải quyết không quá 5 ngày làm việc nếu cần phải xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam nữ.

Mời bạn xem thê bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề: “Có được kết hôn với con riêng của mẹ không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn về cách soạn thảo thông báo giải thể công ty; thủ tục xin cấp giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật là bao lâu?

Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Cha dượng có được kết hôn với con riêng của vợ không?

Câu trả lời là Không. Pháp luật nghiêm cấm thực hiện việc kết hôn giữa cha dượng với con riêng của vợ.

Cha mẹ nuôi có được kết hôn với con nuôi không?

Do đặc điểm mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi tương tự như giữa cha mẹ ruột với con; cha mẹ nuôi là người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Với truyền thống văn hóa coi trọng tôn ti trật tự, hiếu kính với cha mẹ; cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; Nên pháp luật nghiêm cấm hành vi con nuôi kết hôn với cha mẹ nuôi; kể cả trong trường hợp mối quan hệ nhận con nuôi đã kết thúc.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.