Tôi bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng với hình thức là phạt tiền. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là sau khi tôi nộp phạt thì có phải tôi có bị coi là có tiền án hay tiền sự hay không? Có ảnh hưởng đến sự nghiệp, công danh của tôi hay không? Sau bao lâu thì tôi sẽ không bị coi là có tiền án, tiền sự. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Tiền án, tiền sự là một trong các vấn đề phản ánh nhân thân của một người. Chúng ta thường nhắc tới vấn đề này để xem xét về xác định hình phạt khi xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Vậy như thế nào được coi là có tiền án, tiền sự. Bao lâu thì được coi là không còn tiền án, tiền sự. Để giải đáp các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bị xử phạt hành chính thì có được coi là tiền sự?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là có tiền án, tiền sự?
Tiền án
Theo Điều 69, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì tiền án (hay còn được gọi là án tích) nghĩa là đặc điểm xấu về nhân thân của những người bị kết án và bị áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong hồ sơ lý lịch tư pháp theo thời gian luật định.
Một người đã được xóa án tích thì được coi là chưa bị kết án.
Tiền sự
Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính. Tiền sự là một tình tiết về nhân thân người vi phạm, được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình thức và mức độ xử lý khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới.
Có thể hiểu là khi một người có đủ năng lực hành vi trách nhiệm hành chính và đủ độ tuổi quy định, trường hợp họ thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính như là phạt tiền, phạt cảnh cáo hay bị áp dụng biện pháp hành chính giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.
Đây chính là vết tích bị xử lý hành chính mà người vi phạm hành chính phải chịu trong một khoảng thời gian nhất định theo như quy định của pháp luật.
Bị xử phạt hành chính thì có được coi là tiền sự?
Dựa vào quy định trên thì trường hợp của bạn chỉ bị coi là có tiền sự, mà không phải là tiền án. Vì hành vi của bạn mới chỉ đến mức bị xử phạt hành chính mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên vì là có tiền sự nên bạn sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định. Có thể kể đến như:
- Một số trường hợp trước đó đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm có thể bị truy cứu hình sự
- Mang nhân thân xấu nên có thể bị đánh giá không tốt, dễ bị để ý khi có hành vi vi phạm pháp luật
- Khi vi phạm về các lĩnh vực nhất định có thể bị hạn chế một số quyền. Ví dụ như không được tiếp tục hành nghề do bị tước chứng chỉ hành nghề,…
Do đó để tránh gặp phải các rủi ro bạn nên chấp hành theo quyết định xử phạt hành chính của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn sớm nhất. Tránh hành vi cố tình trốn tránh, trì hoãn không thực hiện làm kéo dài thời gian xóa tiền sự.
Khi nào thì không bị coi là có tiền sự nữa?
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Bên cạnh đó, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 74 như sau:
“1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành,….
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”.
Do bạn bị phạt tiền, nếu trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bạn chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà bạn không có vi phạm gì thì bạn được coi là chưa bị xử phạt và không có tiền sự.
Làm thế nào để biết một người có tiền án, tiền sự hay chưa?
Phiếu lý lịch tư pháp
Để biết một người có tiền án, hay tiền sự không; thì cần tiến hành thủ tục trích lục lý lịch tư pháp. Với một số ngành nghề nhất định; khi xin việc bên tuyển dụng thường yêu cầu nhân viên phải nộp phiếu lý lịch tư pháp.
Có hai mẫu Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật Lý lịch tư pháp 2009;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Trong thực tế sử dụng phổ biến là mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân cơ quan tổ chức.
Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp
Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điền vào mẫu đơn xin xác nhận và nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ:
- Bản chụp giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú; hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
-Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
-Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Ngoài hình thức nộp trực tiếp; bạn cũng có thể điền thông tin trên cổng thông tin điện tử của sở tư pháp và gửi thông qua hình thức chuyển phát bưu điện.
-Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp phiếu lý lịch tư pháp trong thời hạn không quá 10 ngày. Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp 2009; thì thời hạn không quá 15 ngày.
-Người có yêu cầu nhận phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Nơi cấp; hoặc thông qua đường bưu điện.
Video Luật sư giải đáp thắc mắc Bị xử phạt hành chính thì có được coi là tiền sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Bị xử phạt hành chính thì có được coi là tiền sự?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Con không hiếu thảo thì có được lập di chúc để lại tài sản cho cháu?
- Hành vi lan truyền văn hoá phẩm đồi trụy xử phạt thế nào?
- Tại sao xăng lại có giá cao như vậy?
- Học trường quốc tế có được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền; căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Đối với mỗi vi phạm hành chính; cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính:
1) Cảnh cáo;
2) Phạt tiền.
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm; cá nhân; tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung:
1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
2) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Theo Khoản 2 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính thì các cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại địa phương nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc 01 năm, kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không tái phạm, thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.