Bị xử lý như thế nào nếu tiết lộ bí mật kinh doanh?

14/04/2022
Bị xử lý như thế nào nếu tiết lộ bí mật kinh doanh
745
Views

Anh A là nhân viên lâu năm của công ty, hiện tại đang giữ chức phó Trưởng phòng Marketing. Do nhiều nguồn tin có được, anh A được cho là đã tiết lộ bí mật kinh doanh cho công ty đối thủ. Hiện ban lãnh đạo công ty đang chất vấn và điều tra về hành vi của anh A. Xin hỏi nếu xác định anh A có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty thì có thể yêu cầu anh A bồi thường thiệt hại được không? Bị xử lý như thế nào nếu tiết lộ bí mật kinh doanh? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

 Tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp có bị luật cấm không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018; cấm các hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

– Tiếp cận; thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

– Tiết lộ; sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Bên cạnh đó; tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật; thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung; thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

Bị xử lý như thế nào nếu tiết lộ bí mật kinh doanh

Bị xử lý như thế nào nếu tiết lộ bí mật kinh doanh?

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

Như vậy, theo quy định định trên, doanh nghiệp có thể xử lý kỷ luật người lao động ở mức cao nhất là sa thải nếu người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh

Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh; phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Tiếp cận; thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

– Tiết lộ; sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Đồng thời; tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa quy định tại Điều 16 Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh; mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

Như vậy; căn cứ theo quy định trên; người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh mà chưa được sự cho phép sẽ bị phạt tiền từ 100 đến 150 triệu đồng.

Bồi thường thiệt hại

Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về xử lý bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ như sau:

“Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự; thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:

a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự; thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;

b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.”

Bị xử lý như thế nào nếu tiết lộ bí mật kinh doanh

Theo đó; người lao động có nghĩa vụ bảo vệ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng lao động và cả thời gian sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời hạn 2 bên thỏa thuận. Nếu vi phạm; tùy từng trường hợp mà có phương thức xử lý tương ứng.

Có được tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo quy định tại khoản 2 điều 21 Bộ Luật lao động 2019; quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:

Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động; có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh; bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm

Trường hợp doanh nghiệp có bí mật kinh doanh thì; một trong những điều quan trọng nhất đó chính là yêu cầu ký cam kết; về bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, trong cam kết; hoặc trong hợp đồng lao động các bên có thể thỏa thuận về thời hạn bảo vệ; quyền lợi của các bên cũng như việc bồi thường trong trường hợp làm lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

Nên đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là người lao động làm việc có liên quan; trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

Bởi điều này sẽ giúp người lao động tránh bị người sử dụng lao động; gây khó khăn hay ràng buộc. Ngoài ra, cần phải quy định rõ ràng giới hạn về thời gian; phạm vi không gian bảo mật và những trường hợp người lao động không phải thực hiện cam kết bảo mật.

Xử lý thế nào trong trường hợp bị tiết lộ bí mật kinh doanh

Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh như thế nào trước các đối thủ sau khi người lao động nghỉ việc vẫn làm đau đầu các doanh nghiệp. Thay vào đó, giữa doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động sẽ có bản thỏa thuận không cạnh tranh. Trong đó người lao động cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh, hoặc thành lập công ty khác hoạt động trong lĩnh vực tương tự, sau khi quan hệ lao động giữa 2 bên chấm dứt. Tuy nhiên, đó chỉ là thỏa thuận giữa các bên nhưng không được luật hóa, không có chế tài.

Vấn đề này có phạm vi quá rộng, nếu luật hóa; thỏa thuận không cạnh tranh sẽ trở thành lệnh cấm làm việc tuyệt đối đối với người lao động nếu nghỉ việc; khiến họ bị ràng buộc và lệ thuộc vào công ty hiện tại; xâm phạm vào quyền làm việc và nuôi sống bản thân của người lao động.

Vì vậy trong trường hợp đã ký cam kết về việc không tiết lộ bi mật kinh doanh mà sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì; người sử dụng lao động có quyền khởi kiện tới tòa án nơi mà bị đơn đang cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Bị xử lý như thế nào nếu tiết lộ bí mật kinh doanh?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác minh tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
“Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị xử lý ra sao ?

Người vi phạm thực hiện một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối tượng nào không được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh?

Căn cứ vào Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các thông tin bí mật không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh như sau:
– Bí mật về nhân thân;
– Bí mật về quản lý nhà nước;
– Bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin;
– Bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.